Hiện nay, huyết áp thấp là căn bệnh rất phổ biến nhưng lại thường bị chúng ta bỏ qua. Bởi vì ai cũng nghĩ: căn bệnh này không có gì nguy hiểm cả. Đúng vậy, nếu bình thường, căn bệnh này không đe dọa đến tính mạng. Nhưng nếu không phát hiện kịp thời, nó có thể gây ra những biến chứng khôn lường: đột quỵ, suy tim, thậm chí là tử vong.
Vài tháng trước, tôi có nghe câu chuyện của chị N.T trên báo, chị bị đột quỵ, liệt nửa người chỉ vì bị tụt huyết áp. Chị vẫn thường hay bị hoa mắt, chóng mặt nhưng do tâm lý chủ quan mà không để ý đến bệnh của mình. Rồi một ngày, chị đi làm ngoài đồng vào buổi trưa nắng, cơ thể mất nước cộng với thời tiết nóng bức nên chị bị tụt huyết áp và bị ngất đi. Nhưng giữa trưa nắng, không ai phát hiện kịp thời. Và hậu quả,….thật đáng buồn, chị bị liệt hoàn toàn nửa người dưới.
Nếu không phải đã được nghe qua chuyện này, chắc tôi cũng vẫn còn đang rất chủ quan về căn bệnh này. Đây là lời cảnh báo đối với mọi người – những ai thường bị huyết áp thấp. Những hậu quả nghiêm trọng này có thể phòng tránh được nếu như bạn hiểu biết về căn bệnh huyết áp thấp. Hãy cùng đọc bài viết này của chúng tôi để biết được nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp và cách sơ cứu kịp thời nhé!
Mục lục
Như thế nào được gọi là bệnh huyết áp thấp?
Hiểu đơn giản rằng: huyết áp thấp là khi chỉ số đo huyết áp trên máy thấp hơn mức bình thường. Khi bạn sử dụng máy đo huyết áp, bạn sẽ nhận về kết quả là 2 con số. Con số đầu tiên là huyết áp tâm thu thể hiện áp lực của lòng động mạch khi tim co bóp và đẩy máu. Con số thứ 2 là huyết áp tâm trương là áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp. Nếu như chỉ số này giảm xuống dưới 90/60 mmHg hoặc giảm thấp hơn 20 mmHg so với chỉ số bình thường thì bị coi là tụt huyết áp. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra thì được chẩn đoán là bệnh huyết áp thấp.
Đương nhiên, chúng ta chắc hẳn cũng sẽ có đôi lần bị tụt huyết áp. Nhưng nếu nó diễn ra không liên tục và tình trạng không quá xấu thì không được coi là bệnh huyết áp thấp.
ĐỌC THÊM: Không Chủ Quan Với 10 Triệu Chứng Điển Hình Của Bệnh Huyết Áp Thấp
Nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp
Huyết áp thấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng các chuyên gia tổng kết lại có 10 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này như sau:
1. Tụt huyết áp do mất nước
Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây tụt huyết áp. Không chỉ người bị bệnh, người bình thường cũng có thể gặp tình huống này nếu như lượng nước trong cơ thể mất đi một cách đột ngột. Giả sử, khi bạn bị tiêu chảy, nôn ói liên tục thì cơ thể mất đi khá nhiều nước. Nếu không bổ sung kịp thời thì rất dễ bị tụt huyết áp. Hoặc khi bạn làm việc nặng trong thời tiết nóng bức, mồ hôi toát ra nhiều. Nếu không uống thêm nước và nghỉ ngơi thì cũng rất nguy hiểm.
2. Tụt huyết áp do mất máu
Tương tự như mất nước, khi cơ thể bị mất máu quá nhiều cũng dẫn tới tình trạng huyết áp thấp. Đặc biệt là trong những tình huống tai nạn, phẫu thuật mất nhiều máu, cần phải cầm máu và theo dõi huyết áp liên tục. Tụt huyết áp trong tình huống này rất nguy hiểm đến tính mạng.
3. Phụ nữ mang thai thường bị huyết áp thấp
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị tụt huyết áp. Đây được coi là biểu hiện thông thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, để phòng tránh những biến chứng xấu, người phụ nữ cần cẩn thận theo dõi tình trạng của mình khi thấy hoa mắt, chóng mặt.
4. Yếu tim
Người bị yếu tim cần cẩn thận hơn với chỉ số huyết áp của mình. Bởi vì cơ tim yếu dẫn đến những trở ngại trong quá trình bơm máu, lượng máu được bơm cũng giảm đáng kể. Máu không đủ để lưu thông và bơm đến các bộ phận trên cơ thể nên gây tụt huyết áp.
5. Nghẽn tim gây bệnh huyết áp thấp
Tình trạng này thường thấy ở các trường hợp nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch. Khi ấy, tín hiệu từ tim không được truyền đến các bộ phận khác trên cơ thể. Tim sẽ co bóp bất thường, ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp
6. Tim đập nhanh
Trường hợp quá hồi hộp, lo lắng, xúc động sẽ khiến tim đập nhanh hơn bình thường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tim mạch mà còn ảnh hưởng đến huyết áp. Khi tim đập nhanh, đồng nghĩa với việc tâm thất co bóp nhanh hơn. Vì thế mà nó không có đủ lượng máu trước khi co bóp dẫn tới giảm lượng máu trong mạch. Từ đó, gây ra tình trạng giảm huyết áp.
7. Viêm nội tạng
Khi nội tạng có một bộ phận nào đó bị viêm, các chất lưu sẽ di chuyển đến phần xung quanh điểm viêm nhiễm rồi rút máu. Lượng máu trong mạch bị hạ xuống và mất đi một lượng lớn nên gây ra tình trạng hạ huyết áp
8. Mất cân bằng dinh dưỡng có thể gây huyết áp thấp
Mặc dù đây không phải nguyên nhân chính nhưng nếu bạn không duy trì chế độ ăn uống tốt vẫn có thể bị hạ huyết áp. Điển hình là khi đói, nhịn ăn, ăn không đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể xanh xao, vàng vọt, dễ bị tụt huyết áp. Người ăn nhạt cũng dễ bị tụt huyết áp hơn người ăn mặn.
9. Nhiễm trùng
Khi bị nhiễm trùng, các virus ở vùng nhiễm sẽ nhanh chóng xâm nhập vào mạch máu, sinh ra các độc tố nguy hại. Điều này có thể gây hạ huyết áp.
10. Vấn đề nội tiết
Các vấn đề về nội tiết như suy giảm chức năng tuyến giáp, bệnh ở tuyến cận giáp, tuyến thượng thận suy yếu, hạ đường huyết và bệnh tiểu đường… đều có thể gây tụt huyết áp.
Cách xử lý kịp thời khi bị huyết áp thấp
– Bước 1: Đưa người bệnh vào chỗ thoáng mát, để nằm thấp đầu, nâng cao hai chân.
– Bước 2: Cho người bệnh uống 2 cốc nước lọc (Hoặc bạn có thể dùng trà gừng, nước sâm, cà phê, chè đặc…). Với bệnh nhân có bệnh huyết áp thấp, nên mang thuốc bên người để đề phòng những trường hợp xấu.
– Bước 3: Xoa bấm huyệt cho người huyết áp thấp. Khi bị tụt huyết áp, bạn hãy xoa trán từ giữa sang hai bên thái dương sau đó xoa nhẹ ở huyệt thái dương từ 20 – 30 lần.
– Bước 4: Để người bệnh nghỉ ngơi. Nếu như có những dấu hiệu bất thường thì nên trực tiếp đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
ĐỌC THÊM: Với 3 phương pháp này, hàng nghìn người đã điều trị huyết áp thấp thành công
Dinh dưỡng F1 từ màng gạo lứt hỗ trợ ổn định huyết áp
Như bạn biết, tim mạch và huyết áp có mối liên hệ trực tiếp với nhau. Người mắc bệnh tim mạch rất dễ bị bệnh huyết áp. Vì vậy, để chỉ số huyết áp luôn ở mức bình thường thì bạn cần có một trái tim khỏe mạnh. Và dinh dưỡng F1 chính là một trong những sản phẩm phù hợp để bảo vệ trái tim của bạn.
Dinh dưỡng F1 được làm từ phần màng của hạt gạo lứt. Đây là nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong hạt gạo. Nó có tới 9 loại chất cực kỳ tinh túy và chỉ có duy nhất tại màng gạo lứt như vitamin E, B6, polyphenol, oryzanol, hợp chất photpho, magie, kẽm, … là những chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp.
Các chất này có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, phòng ngừa bệnh tim mạch cũng như nguy cơ đột quỵ. Nó còn có khả năng ổn định huyết áp và đường huyết trong cơ thể.
ĐỌC THÊM: Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt – thực phẩm “quý hơn vàng” cho cơ thể
Mặc dù nói những biến chứng của bệnh huyết áp thấp là rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh. Chỉ cần bạn biết được nguyên nhân gây bệnh và những cách sơ cứu kịp thời là bạn có thể bảo đảm tính mạng cho người bệnh.
Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn thêm:
SỐNG MẠNH KHỎE
Hotline: 0865265456
Website: https://songmanhkhoe.vn/
Email: Songmanhkhoe.vn@gmail.com
Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội