0865.265.456

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là nỗi lo của rất nhiều bà mẹ. Vậy, nguyên nhân và giải pháp cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là gì? Cùng Songmanhkhoe tham khảo trong bài viết này nhé!

Suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ – nỗi lo của hầu hết bà mẹ

Trong cuộc sống hiện đại, khi mức sống đã được cải thiện thì chứng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dường như là điều mọi người ít nghĩ tới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay, tỉ lệ trẻ nhỏ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng vẫn còn khá cao.

Biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ

Các mẹ nên theo dõi sự phát triển cũng như thay đổi cơ thể của bé. Nếu có những dấu hiệu sau thì rất có thể, bé đang bị suy dinh dưỡng:

  • Không lên cân hoặc giảm cân
  • Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo, lên cân chậm
  • Biếng ăn, chậm mọc răng
  • Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
  • Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu, chậm mọc răng, chậm biết đi, quấy khóc
  • Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy, hay mắc các bệnh nhiễm trùng
  • Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.

Nguyên nhân của suy dinh dưỡng ở trẻ

Cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi hình 1
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

1. Chế độ dinh dưỡng cho bé nghèo nàn, không hợp lý

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nguyên nhân này phần lớn là do một số cha mẹ chưa đủ kiến thức trong việc nuôi dạy con trẻ:

Cho trẻ ăn quá ít so với nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể cần: trẻ em rất hiếu động, tiêu hao năng lượng nhiều nên cần rất nhiều năng lượng cho sự phát triển thể trạng và trí óc. Nếu mẹ không cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ thì lượng tiêu hao sẽ nhiều hơn lượng hấp thụ, dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Cho bé ăn dặm không đúng cách: Cho bé ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi để bé cứng cáp hơn là một quan điểm sai lầm. Hoặc mẹ cho bé ăn dặm không đúng cách, thức ăn đơn điệu không đủ 4 nhóm thực phẩm, thiếu dầu ăn, thiếu rau, chỉ cho ăn nước hầm mà không cho ăn cả xác thực phẩm… Do vậy, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

2. Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng

Cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi hình 2
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ

Có một số bệnh lý mà trẻ thường hay mắc phải như: viêm đường hô hấp, tiêu chảy… nhất là ở những trẻ không được bú sữa mẹ thì xác suất mắc bệnh sẽ cao hơn những trẻ bình thường.

Khi bệnh, trẻ chán ăn, ăn kém, trong khi nhu cầu dinh dưỡng tăng hơn, bên cạnh đó việc trẻ uống các loại thuốc kháng sinh để điều trị vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi ở đường ruột dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa kéo dài, điều này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, biếng ăn và thức ăn không được hấp thụ triệt để, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

3. Sinh non, thiếu sữa mẹ, cai sữa quá sớm

Sữa mẹ là thực phẩm không thể thay thế trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Nếu mẹ cai sữa sớm mà không bổ sung lại đủ lượng dinh dưỡng cần thiết thì sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ cần làm gì?

Cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi hình 3
Trẻ suy dinh dưỡng cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt

Khi trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, các mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như: cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, bổ sung đầy đủ các nguồn dinh dưỡng từ thịt, cá, trứng, rau xanh, hoa quả chín. Khi nấu thức ăn cho trẻ, nên tăng thêm lượng dầu mỡ để bổ sung thêm năng lượng trong thức ăn của trẻ.

Tuy nhiên, nếu tình trạng suy dinh dưỡng của bé vẫn tiếp tục kéo dài thì phương án tốt nhất là các mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán nguyên nhân cũng như có phác đồ điều trị hiệu quả.

 

Hy vọng, với những chia sẻ trên đây phần nào sẽ giúp các mẹ cải thiện được tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

 

– Nhóm biên tập Sống mạnh khỏe –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *