0865.265.456

Uống thuốc sai cách gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng gan. Cùng tìm hiểu cách uống thuốc đúng cách giúp bảo vệ gan và chức năng gan trong bài viết dưới đây nhé!

Bảo vệ gan chức năng gan bằng việc uống thuốc đúng cách

Gan là bộ máy chủ yếu trong việc chuyển hóa thuốc. Gan có trách nhiệm xử lý hầu hết các loại thuốc khi qua nó, vì thế gan dễ chịu những tác dụng phụ của thuốc, dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự phục hồi chức năng gan, làm cho gan bị bệnh lâu khỏi hoặc xấu đi. Người bị bệnh gan (viêm gan, xơ gan…) đều bị suy giảm chức năng gan tùy theo mức độ bệnh, vì vậy phải cẩn thận khi dùng thuốc chữa các bệnh khác.

Lưu ý uống thuốc đúng cách để bảo vệ gan:

1. Các loại thuốc cần tránh hoặc cần thận trọng khi sử dụng

Uống thuốc đúng cách để tránh bệnh suy giảm chức năng gan? hình1
Nói không với những loại thuốc gây hại cho gan

Thuốc kháng sinh

Phần lớn các thuốc kháng sinh gây độc cho gan bằng nhiều cách với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc. Chẳng hạn như:

  • Tettracyclin dạng uống có thể gây thâm nhiễm mỡ gan bọng nhỏ
  • Kháng sinh kháng nấm griseofulvin gây ứ mật
  • Kháng sinh tellimycin gây độc và gây tổn thương cho gan

Các thuốc giảm đau chống viêm

Paracetamol rất hại cho gan đặc biệt khi dùng quá liều hoặc quá dày giữa các lần uống. Paracetamol khi uống sẽ chuyển thành chất trung gian có độc cho gan. Nếu dùng đúng chỉ định và đúng liều (1 – 2g/ngày) thì chất trung gian ấy sinh ra ít, gan sản xuất đủ glutathion để hóa giải nên không bị hại. Tuy nhiên, khi dùng liều quá cao (tương đương 8 – 12g/ngày) thì chất trung gian gây độc cho gan sinh ra quá nhiều, gan không thể sản xuất đủ glutathion để hóa giải nên người sử dụng dễ bị viêm gan cấp (hoại tử gan, tử vong…).

-Các loại thuốc khác:

  • Thuốc chữa đái tháo đường (glibenclamid, gliclazid, metformin…) chống chỉ định với trường hợp suy tế bào gan, các bệnh gan khác tránh dùng vì  có thể gây vàng da.
  • Thuốc chống ung thư (methothrexat) không dùng cho người nhiễm khuẩn nặng ở gan, tác dụng phụ có thể gặp là xơ gan (nếu dùng hàng ngày liên tục). Một phần nhỏ thuốc còn đọng rất lâu ở gan và thận sau nhiều tuần.
  • Các thuốc kháng histamin (clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin, dimenhydrinat) thì cần thận trọng lựa chọn thuốc với từng trường hợp bệnh gan cụ thể.
  • Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid và thuốc lợi tiểu quai: dùng furosemid, hydrochlorothiazid dễ dẫn đến tình trạng thiếu kali huyết có thể thúc đẩy hôn mê.
  • Các thuốc chống hen (aminophylin, theophylin), nếu người có bệnh gan dùng phải giảm liều.
  • Thuốc điều trị loét dạ dày, tá tràng (omeprazol, cimetidin, ranitidin) có thể gây tác dụng phụ khó chịu cho người bệnh gan. Thuốc chống nấm (ketoconazol, griseofulvin) tránh dùng ở bệnh nhân gan nặng…

2. Nước uống thuốc

Nước (ở đây là nước đun sôi để nguội, nước lọc tinh khiết) là đồ uống (dung môi) thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ hay tương tác nào khi hòa tan thuốc. Nước còn là phương tiện để dẫn thuốc (dạng viên) vào dạ dày – ruột, làm tăng độ tan rã của thuốc và hòa tan hoạt chất, giúp cho thuốc được hấp thu dễ dàng.

Vì vậy, khi uống thuốc cần uống đủ nước (ít nhất từ 100 – 200ml cho mỗi lần uống thuốc) và uống trong tư thế người thẳng để thuốc có thể trôi dễ dàng xuống dạ dày, tránh đọng viên thuốc tại thực quản có thể gây kích ứng, loét thực quản, đặc biệt đối với người cao tuổi.

Uống thuốc đúng cách để tránh bệnh suy giảm chức năng gan? hình 2
Sử dụng quá nhiều loại thuốc sẽ gây quá tải cho gan

Không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc vì các loại nước này có thể làm hỏng thuốc hoặc gây hấp thu quá nhanh, sẽ gây độc…

Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Nhiều thuốc tạo phức với canxi của sữa sẽ không được hấp thu (ví dụ như kháng sinh tetracyclin, lincomycin, muối Fe…), do đó sẽ giảm hoặc không có tác dụng chữa bệnh.

Bên cạnh đó, cũng không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Hoạt chất cafein, tanin có trong cà phê, nước chè cũng sẽ làm tăng hoặc giảm tác dụng hoặc gây kết tủa một số thuốc điều trị… không những làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh mà còn gây tai biến.

Khi đã dùng thuốc thì không uống rượu. Vì rượu có rất nhiều ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, hệ tim mạch, sự hấp thu của đường tiêu hóa. Người nghiện rượu còn bị giảm protein huyết tương, suy giảm chức năng gan, nhưng lại gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc của gan, vì thế, rượu có tương tác với rất nhiều thuốc và các tương tác này đều là bất lợi.

3. Nguyên tắc khi uống thuốc

Uống thuốc đúng cách để tránh bệnh suy giảm chức năng gan? hình 3
Bảo vệ gan của chính bạn
  • Khi dùng thuốc cho người bị bệnh gan, suy giảm chức năng gan cần lưu ý một số nguyên tắc như:
  • Không được dùng các loại thuốc gây độc với gan. Điều chỉnh liều dùng của nhiều loại thuốc cho người bệnh suy chức năng gan để tránh ngộ độc cho gan. Giảm lượng thuốc cần dùng ở mức tối thiểu.
  • Với những thuốc dùng lâu dài, biểu hiện viêm gan do thuốc có thể không rõ, cần khám lâm sàng xét nghiệm chức năng gan định kỳ theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
  • Trong quá trình dùng, nếu thấy có một số bất thường (mệt, chán ăn, buồn nôn, vàng da, nước tiểu sậm…) cần thông báo với thầy thuốc (kể cả khi các hiện tượng này không đủ, chưa rõ).
  • Người viêm gan khi cần chữa các bệnh khác thì không tự ý dùng hay kéo dài thời gian dùng thuốc.

 

Nếu bạn còn đang mắc phải một trong những lưu ý trên khi uống thuốc thì cần phải điều chỉnh lại ngay nhé. Đừng quên chia sẻ những lưu ý này đến bạn bè cũng như người thân xung quanh để cùng nhau bảo vệ gan thật tốt nhé!

 

– Nhóm biên tập Sống mạnh khỏe –

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *