0865.265.456

Theo công bố mới nhất của Bộ Y Tế, tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây tử vong thứ 3 tại Việt Nam, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Các thống kê y tế cũng cho thấy rằng, cứ 11 người thì lại có một người mắc bệnh tiểu đường. Và hiện nay, tại Việt Nam có tới hơn 9 triệu người mắc bệnh. Trong đó, chỉ có khoảng 35% bệnh nhân có thể tự phát hiện ra bệnh và đi khám, còn 65% bệnh nhân còn lại đều phát hiện khi đã có những biến chứng nguy hiểm. Đáng nói là, những hiện tượng bệnh tiểu đường không khó để nhận ra, nhưng dường như, chúng ta vẫn đang rất chủ quan với căn bệnh này.

Trong bài viết dưới đây, Sống Mạnh Khỏe sẽ cho bạn biết đâu là những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường. Và nếu cứ chủ quan, không phát hiện kịp thời, bạn sẽ gặp nguy hiểm như thế nào?

Xem thêm:

Tất tần tật về bệnh tiểu đường ai cũng cần biết

Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra 5 dấu hiệu tiểu đường ở giai đoạn sớm

80% người Việt không biết những biểu hiện của tiểu đường

Hiểu về bệnh tiểu đường như thế nào?

Hỏi: Bệnh tiểu đường là gì?

Đáp: Bệnh tiểu đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Khi tuyến tụy không thể sản sinh insulin hoặc insulin không hoạt động bình thường thì sẽ không thể chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng đi nuôi cơ thể. Từ đó, lượng đường trong máu tích tụ lại và tăng cao, gây ra bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là gì

Tìm hiểu bệnh tiểu đường

Hỏi: Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Đáp: Bệnh tiểu đường được liệt vào danh sách những bệnh mãn tính, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vậy nên, chắc chắn là không thể chữa dứt điểm căn bệnh này. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát nồng độ đường trong máu. Và nếu biết cách chữa trị, căn bệnh này cũng không “đáng sợ” như nhiều người nghĩ.

Hỏi: Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Đáp: Việc ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gián tiếp gây nên bệnh tiểu đường. Nhưng không phải tất cả những người thường xuyên ăn ngọt đều sẽ mắc tiểu đường. Nếu như ăn ngọt nhưng vẫn ăn nhiều rau, chất xơ, vitamin, vận động nhiều thì có thể giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngược lại, một số người không ăn ngọt nhưng vẫn bị bệnh do: di truyền, tuyến tụy suy giảm, béo phì, cao huyết áp,… Nhưng nhìn chung, việc ăn quá nhiều đồ ngọt không hề có lợi cho cơ thể và khiến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng lên nhiều lần.

5 hiện tượng bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất

Để phát hiện ra bệnh tiểu đường không hề khó nếu bạn nắm rõ các biểu hiện của tiểu đường. Bạn có thể đến trực tiếp các trung tâm y tế để đo đường huyết và sẽ nhận được kết quả chính xác nhất. Thế nhưng, đa số người Việt đều “lười” đi khám nếu như không thấy các triệu chứng hoặc các biến chứng nặng. Vậy nên thường dẫn tới tình trạng bệnh chuyển biến nguy hiểm đến tính mạng.

Để bảo vệ chính mình, bạn hoàn toàn có thể dựa vào những hiện tượng bệnh tiểu đường sau đây để nhận biết bệnh và đi khám kịp thời.

Thèm ăn nhưng sút cân nhanh

Đường glucose sau khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa sang dạng glycogen để đi vào các mô, tế bào nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Tuy nhiên, khi bị tiểu đường thì glucose không được chuyển hóa, cơ thể không có đủ năng lượng. Đấy là lý do tại sao bạn luôn cảm thấy đói, ngay cả khi vừa mới ăn xong.

Người bị bệnh tiểu đường thường rất thèm ăn và thường vô ý cho thêm nhiều đường, chuyển sang ăn ngọt trong bữa. Thế nhưng, họ lại sút cân rất nhanh. Vì cơ thể không có đủ năng lượng nên nó tự phá hủy protein từ các cơ thành nguồn năng lượng thay thế. Thêm vào đó, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ đường và dĩ nhiên, cả calor đi cùng cũng bị đào thải. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn gầy đi trông thấy, sút cân liên tục dù vẫn ăn uống đầy đủ. 

Thèm ăn và sút cân là 2 biểu hiện của tiểu đường rất điển hình, bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh qua việc theo dõi cân nặng và chế độ ăn hàng ngày.

Thèm ăn là hiện tượng bệnh tiểu đường

Đi tiểu nhiều kèm theo khát nước

Khi lượng đường trong máu lên quá cao, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách nạp thêm nhiều nước để pha loãng đường. Từ đó, bệnh nhân sẽ có biểu hiện khát nước thường xuyên. Khi uống nhiều nước, tần suất đi tiểu cũng tăng cao. Ngoài ra, việc đi tiểu nhiều còn do cơ chế cố gắng đào thải đường của thận. Một người bình thường có thể đi tiểu từ 4 – 7 lần trong ngày nhưng với người bệnh tiểu đường, họ có thể đi hơn 10 lần.

Mắt mờ là hiện tượng bệnh tiểu đường rõ rệt

Thường thì khi có tình trạng mờ mắt, bệnh tiểu đường đã phát triển ở giai đoạn muộn hơn. Lượng đường cao gây tác động xấu đến võng mạc và thủy tinh thể. Nó đồng thời làm thay đổi hình dạng của thấu kính, kéo theo tầm nhìn giảm sút, hình ảnh nhìn bị mờ và méo mó. 

Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể gây mù lòa cho bệnh nhân. Nhưng khi kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu thì những biểu hiện về mắt có thể biến mất.

Xuất hiện những vết bầm trên da

Nhiều người phát hiện tiền tiểu đường do thấy những vết thâm trên da. Nó thường xuất hiện ở vùng cổ, gáy, nách,…Ngoài ra, người tiểu đường cũng thường xuất hiện những vết bầm nhỏ trên da hoặc những vết loét từ nhỏ đến to ở lòng bàn chân. Xuất hiện vết loét là hiện tượng bệnh tiểu đường rất điển hình và bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

Mệt mỏi và cáu giận thường xuyên

Do cơ thể không có đủ năng lượng cho các tế bào làm việc nên nó cần phải nỗ lực làm việc nhiều hơn bình thường để phản ứng với các nhu cầu. Điều đó lý giải tại sao bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Thậm chí là thường xuyên cáu kỉnh, khó chịu với mọi chuyện.

Biến chứng của bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường không quá nguy hiểm nhưng những biến chứng của căn bệnh này thì hoàn toàn có thể cướp đi mạng sống của người bệnh. Đặc biệt là đối với những người đã có tiền sử nhiều bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư hoặc người già sức đề kháng yếu. 

Một bệnh nhân tiểu đường có thể gặp phải các biến chứng như:

Nhiễm trùng

Vài tháng trước, có một bệnh nhân đã phải phẫu thuật cắt đi đôi chân của mình ở bệnh viện Chợ Rẫy. Nguyên nhân là do người này bị bệnh tiểu đường, sau đó bị vết cắt nhẹ ở chân nhưng chủ quan, chỉ băng bó thông thường. Sau một thời gian, vết thương bắt đầu nhiễm trùng, hoại tử. Và khi chuyển vào viện, các bác sĩ chỉ còn cách cắt đi đôi chân để bảo vệ tính mạng bệnh nhân.

Tình trạng này xảy ra do người mắc bệnh tiểu đường khó nhận biết những vết thương ở chân, không có cảm giác đau. Cộng với việc vết thương khó liền, khả năng nhiễm trùng cao dẫn đến hoại tử. Khi phát hiện thì đã muộn, thường phải cắt bỏ chân.

Bệnh tiểu đường có thể dẫn tới nhiễm trùng

Mù lòa

Thông thường, nếu như có hiện tượng bệnh tiểu đường là mắt mờ, nhìn không rõ thì bệnh nhân phải ngay lập tức hạn chế lượng đường và tinh bột vào cơ thể. Điều này sẽ giúp mắt không bị tổn thương. Ngược lại, nếu như cố tình không kiểm soát lượng đường, việc dẫn đến mù lòa chỉ là chuyện sớm muộn.

Đột quỵ

Khi lượng đường huyết lên quá cao và đột ngột trong thời gian ngắn có thể dẫn tới ngất xỉu, hôn mê sâu và đột quỵ. Đây là biến chứng cấp tính, diễn ra rất nhanh và khó phòng ngừa. Nếu như không phát hiện kịp có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào.

Suy thận

Người bị bệnh tiểu đường kéo theo khả năng bài tiết của thận bị kém đi. Nếu trong thời gian dài không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận nặng.

Làm thế nào để phòng chống và điều trị bệnh tiểu đường?

Y học không có bất kỳ một loại thuốc nào có thể đặc trị bệnh tiểu đường. Vậy nên, để giảm thiểu khả năng mắc bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất thì vai trò của người bệnh là cực kỳ quan trọng. Sau rất nhiều nghiên cứu, các bác sĩ đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường như sau:

– Lời khuyên 1: Chế độ ăn uống là quan trọng nhất và có ý nghĩa quyết định trong việc điều trị bệnh. Người bệnh nên ăn nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và hạn chế chất béo, tinh bột, đường, đồ ngọt. Nên kiêng hẳn nước có ga, rượu bia và thay bằng nước ép hoa quả, nước lọc.

– Lời khuyên 2: Tập thể dục đều đặn, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để tránh những căn bệnh khác phát triển đồng thời.

– Lời khuyên 3: Nếu thấy những hiện tượng bệnh tiểu đường thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Thể dục thường xuyên sẽ giúp điều trị tiểu đường

Kết hợp dùng Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt để điều trị bệnh tiểu đường

Bổ sung các dưỡng chất quan trọng và cần thiết, giảm thiểu những chất gây hại là điều không dễ dàng. Theo các nghiên cứu của y học, một trong những loại thực phẩm tập trung nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể nhất chính là phần màng tinh chất của hạt gạo lứt. Đây là phần màng cám gạo, được phân tách và chiết xuất theo công nghệ hiện đại, giữ lại nguyên chất dinh dưỡng. Sản phẩm từ loại thực phẩm này có tên là Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt.

Dinh dưỡng F1 có chứa rất nhiều chất xơ, vitamin E, vitamin B6 để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Nó còn cực kỳ nhiều magie, kích thích tuyến tụy sản sinh insulin để đẩy lùi bệnh tiểu đường. Ngoài ra, tinh chất gạo lứt nhiều protein và chất béo có lợi, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, giúp người bệnh khỏe mạnh. Sản phẩm này được dùng thay thế cho bữa ăn phụ trong ngày.

Công dụng của tinh chất gạo lứt dinh dưỡng F1

Đặt mua sản phẩm ngay lập tức

> Xem thêm về sản phẩm Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt TẠI ĐÂY!

Thông tin liên hệ:

SỐNG MẠNH KHỎE

Hotline: 0865265456

Website: https://songmanhkhoe.vn/

Email: Songmanhkhoe@gmail.com

Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *