Theo điều tra mới nhất của Hội tim mạch học Việt Nam, hiện nay có khoảng 48% người Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp. Cứ 10 người sẽ có 4 người mắc bệnh cao huyết áp mà không hề hay biết. Đáng lo ngại, tăng huyết áp là bệnh dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân khiến 7 triệu người trên Thế giới tử vong mỗi năm. Vậy, nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp là gì? Và cách điều trị bệnh này ra sao? Hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục lục
Thế nào được gọi là cao huyết áp?
Chúng ta vẫn thường nghe nói về bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp. Thế nhưng, liệu bạn đã thực sự hiểu huyết áp là gì? Và như thế nào là huyết áp cao hay chưa?
Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Vì thế mà bệnh huyết áp có mối liên hệ mật thiết đến bệnh tim mạch. Đó là lý do tại sao mà bệnh nhân huyết áp thường hay bị đột quỵ, suy tim,…
Trung bình, huyết áp của người bình thường là khoảng 120/80 mmHg. Đây là chỉ số đo huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Với người bị huyết áp cao hoặc tiền huyết áp cao, chỉ số huyết áp sẽ ở khoảng trên 130/90 mmHg. Khi tình trạng huyết áp tăng cao kéo dài, thường xuyên và liên tục chứng tỏ bạn đang bị bệnh cao huyết áp.
ĐỌC THÊM: Cao huyết áp có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp
Sở dĩ, bệnh cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” là vì nó không có biểu hiện rõ ràng, không có nguyên nhân cụ thể. Chỉ đến khi bệnh tình nghiêm trọng như đột quỵ, suy tim, tai biến mạch máu não,…thì mới được phát hiện. Áp lực trong mạch máu (động mạch) phụ thuộc vào độ cứng của van tim, và độ ổn định trong các động mạch. Người ta tin rằng độ hẹp của động mạch, luồng chảy của máu có ảnh hưởng tới huyết áp. Nhưng đa số các nguyên nhân liên quan đến động mạch, luồng chảy có máu đều không rõ ràng nên cũng khó xác định nguyên nhân của huyết áp.
Mặc dù không xác định được tất cả các nguyên nhân chính xác gây bệnh, nhưng các chuyên gia vẫn chẩn đoán một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
1. Gia đình có tiền sử bệnh huyết áp cao
Đa số những người có ông bà, cha mẹ mắc bệnh huyết áp cao thì bản thân cũng rất dễ mắc bệnh này. Đây là căn bệnh có tính di truyền. Nên nếu có người thân bị bệnh này, bạn nên để ý nhiều hơn tới tình trạng huyết áp của mình bằng cách đo thường xuyên.
2. Người mắc bệnh tiểu đường
Khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao sẽ ảnh hưởng đến động mạch vành. Tình trạng của động mạch thay đổi dẫn đến những thay đổi của áp lực trong mạch máu, dễ gây ra tình trạng huyết áp cao. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân tiểu đường bị huyết áp cao rất dễ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
3. Thừa cân
Thừa cân, béo phì tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm với tim mạch và bệnh huyết áp. Thậm chí, đây được coi là căn bệnh của “người nghèo” vì nó gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác. Cân nặng có mối liên quan trực tiếp đến huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy, người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao hơn gấp 12 lần so với người bình thường.
4. Ăn quá nhiều muối
Muối có tính hút nước và giữ nước cho cơ thể nên khi nạp một lượng muối nhiều thì sẽ dẫn đến làm tặng lượng chất lỏng trong mạch máu, từ đó áp lực vào mạch máu tăng cao. Cụ thể, ăn quá mặn sẽ làm tăng khả năng thẩm thấu của màng tế bào đối với các khoáng chất natri. Khiến cho các ion này chuyển tiếp vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, làm tồn dư nước trong tế bào và tăng sức cản, thúc đẩy lượng máu di chuyển nhanh hơn. Từ đó gây tăng huyết áp về sau.
Đa số, người Việt thường có thói quen ăn mặn. Lượng muối trung bình cho một người trong một ngày là 6 gam. Nhưng chúng ta thường ăn mặn hơn số này rất nhiều lần.
5. Lười vận động
Những người thường xuyên vận động và thể dục điều độ thì cơ thể sẽ tăng cường khả năng trao đổi và chuyển hóa cholesterol. Nếu cơ thể lười vận động, nguy cơ rối loạn Lipid máu sẽ tăng lên. Cơ thể sẽ giảm khả năng nạp đường gây đái tháo đường và gián tiếp làm tăng huyết áp.
6. Sử dụng nhiều bia rượu, thuốc lá
Hút thuốc có thể làm tăng huyết áp một cách đột biến và tăng huyết áp tâm thu nhiều hơn 4 mm thủy ngân (mm Hg). Chất nicotine trong sản phẩm thuốc lá kích thích hệ thần kinh để tạo ra những hóa chất làm co mạch máu và làm tăng huyết áp.
Giống như nicotin trong thuốc lá, chất cồn cũng là một độc tố của hệ tim mạch. Nồng độ cồn quá cao trong máu làm ảnh hưởng các quá trình chuyển hóa, làm tăng lipid máu, làm tổn thương hệ mạch, gây ra các bệnh lý tim mạch, trong đó có cả tăng huyết áp.
Đây cũng là lý do tại sao tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao huyết áp luôn cao hơn nữ giới.
Cách điều trị cao huyết áp đơn giản và hiệu quả nhất
Từ những nguyên nhân kể trên, chúng ta hoàn toàn có thể suy ra những cách phòng ngừa và điều trị bệnh huyết áp.
Thể dục, thể thao đều đặn
Đây không chỉ là phương pháp có thể điều trị bệnh cao huyết áp mà còn rất tốt cho cơ thể. Vận động xương cốt cho cơ thể dẻo dai, khí huyết lưu thông, cơ bắp săn chắc, đẩy lùi nhiều căn bệnh mãn tính. Nên thể dục 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối. Có thể chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, bóng chuyền, tennis,…cho phù hợp với sức khỏe của từng người. Không nên thể dục vào buổi trưa nắng, sau bữa ăn hoặc tập quá độ.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học
– Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải bổ sung rau, củ, quả cho cơ thể. Nên ăn từ 5 – 9 loại rau trong một ngày.
– Ăn ngày đủ 3 bữa, tuyệt đối không bỏ bữa sáng, ăn uống đúng giờ.
– Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo như: thịt mỡ, phô mát, kem, thực phẩm chiên rán,…
– Ăn đầy đủ chất protein, đường bột, vitamin, chất xơ, đạm trong một bữa ăn.
– Tăng cường ăn cá thay vì ăn thịt. Nên ăn ít nhất 2 – 3 lần cá trong một tuần. Nếu ăn thịt thì nên chọn thịt nạc hoặc thịt gia cầm.
– Hạn chế muối trong khẩu phần ăn. Với những người ăn mặn thì điều này sẽ khiến bữa ăn trở nên mất vị. Tuy nhiên, đây là cần thiết nếu muốn ổn định huyết áp.
Uống ít rượu bia, không sử dụng thuốc lá
Đàn ông nên uống không quá 21 đơn vị rượu mỗi tuần, không quá bốn đơn vị trong một ngày, và có ít nhất hai ngày không uống rượu một tuần. Phụ nữ nên uống không quá 14 đơn vị rượu mỗi tuần, không quá ba đơn vị trong một ngày, và có ít nhất hai ngày không uống rượu một tuần. Phụ nữ mang thai không nên uống rượu. Một đơn vị là trong khoảng nửa cốc bia, hoặc hai phần ba của một ly rượu nhỏ.
Đây chỉ là lời khuyên nhỏ. Trên thực tế, người bị cao huyết áp nên hạn chế hoàn toàn rượu bia và thuốc lá để tránh những biến chứng đáng tiếc.
ĐỌC THÊM: Khám phá cách điều trị tăng huyết áp đơn giản tại nhà
Điều trị cao huyết áp bằng cách sử dụng Dinh dưỡng F1
Như đã nói ở trên, bệnh nhân cao huyết áp cần có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nhưng việc lên thực đơn, nấu ăn hằng ngày với đầy đủ những chất đó không phải là việc dễ dàng. Đặc biệt là đối với người cao tuổi hoặc người bận rộn. Vậy nên, Dinh dưỡng F1 sẽ giải quyết bài toán đó. Dinh dưỡng F1 được làm từ phần màng của hạt gạo lứt. Dù đây là phần nhỏ nhưng lại chứa cực kỳ nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
Có 9 loại chất cực kỳ tinh túy và chỉ có duy nhất tại màng gạo lứt như vitamin E, B6, polyphenol, oryzanol, hợp chất photpho, magie, kẽm, … là những chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp và đặc biệt là có tác dụng chống ung thư cực tốt. Trong các loại lúa gạo khác, chất béo chỉ có từ 2 – 3% nhưng trong màng gạo lứt thì hàm lượng chất béo lên đến 20%. Hơn thế, đây đều là những chất béo cân đối và có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho tim mạch.
Chính vì lẽ đó, sản phẩm này cực tốt cho những người bị huyết áp, tiểu đường, tim mạch.
ĐỌC THÊM: Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt – “thực phẩm” quý hơn vàng cho cơ thể
Liên hệ thêm với chúng tôi nếu cần tư vấn trực tiếp về sản phẩm Dinh dưỡng F1:
SỐNG MẠNH KHỎE
Hotline: 0865265456
Website: https://songmanhkhoe.vn/
Email: Songmanhkhoe.vn@gmail.com
Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội