0865.265.456

“Thưa Bác Sĩ, bố tôi bị tiểu đường đã 5 năm. Thời gian gần đây sức khỏe rất kém, thường thấy mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu. Tôi đưa bố đi khám lại và phát hiện suy thận giai đoạn 2. Bác sĩ cho tôi hỏi, đây có phải là do bệnh tiểu đường biến chứng gây ra không? Liệu bố tôi còn gặp phải những biến chứng nguy hiểm nào khác? Cảm ơn Bác Sĩ.” – Trích câu hỏi của anh Trần Văn L. tại Biên Hòa.

Bác Sĩ Giải Đáp: Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có suy thận. Trường hợp bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tiểu đường, khả năng biến chứng này sẽ càng dễ xảy ra hơn. Với trường hợp của bố anh L., khả năng cao rằng bác đang bị suy thận do biến chứng của bệnh tiểu đường. Còn việc bác có bị những biến chứng khác hay không thì cần phải đến bệnh viện để kiểm tra nồng độ đường và khám tổng quát để biết chính xác. Tuy nhiên, chúng tôi nhắc nhở rằng, nếu như đã bắt đầu xuất hiện biến chứng thì bệnh nhân cần thật cẩn thận trong chế độ ăn uống để duy trì đường huyết ở mức ổn định. Tránh việc để tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Dưới đây, chúng tôi cũng cung cấp thêm cho bà con những biến chứng của bệnh tiểu đường để biết cách phòng ngừa và phát hiện kịp thời.

XEM THÊM: 

Tất tần tật về bệnh tiểu đường ai cũng cần biết

Y học đã tìm ra cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà cực đơn giản

Rùng mình khi biết những biến chứng của bệnh tiểu đường

Biến chứng thần kinh ngoại biên

Biến chứng thần kinh ngoại biên là biến chứng chịu ảnh hưởng khi các tín hiệu từ não đến các bộ phận trên cơ thể bị ảnh hưởng. Ví dụ như, khi nồng độ đường trong máu quá cao sẽ làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên và người bệnh sẽ gặp những biến chứng ở bàn chân, cẳng chân hoặc hai tay. Cụ thể là: 

– Tê bì, ngứa ngáy chân tay

– Không có cảm giác ở bàn chân. Nhiều bệnh nhân thường xuyên để rơi dép, bị vật nhọn đâm vào chân, nóng chân, lạnh chân mà không cảm nhận được.

– Cảm giác như chân bị châm chích, đau rát, khó chịu, đặc biệt vào ban đêm.

– Yếu cơ, đi lại khó khăn

– Xuất hiện các vết loét ở lòng bàn chân, biến dạng bàn chân và có thể nhiễm trùng, hoại tử.

Biến chứng thần kinh ngoại biên - bệnh tiểu đường biến chứng

Tìm hiểu thêm về tiểu đường

Biến chứng thần kinh tự chủ

Biến chứng thần kinh tự chủ có ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể. Trong đó, điển hình phải kể đến là:

Biến chứng ở mắt

Biến chứng ở mắt của người bệnh đái tháo đường thường là mờ mắt hoặc mù lòa. Nếu nhẹ, kiểm soát tiểu đường tốt thì chỉ suy giảm võng mạc. Nếu nặng thì bong võng mạc hoặc xuất huyết võng mạc, dẫn tới mù lòa vĩnh viễn. Một số bệnh nhân tiểu đường còn bị thay đổi thấu kính, khiến mọi vật nhìn thấy trở nên méo mó, lệch lạc. Nguyên nhân của kiểu biến chứng này là do nồng độ đường quá cao trong máu làm tổn thương đến các vi mạch máu nhỏ trong mắt.

Biến chứng hệ tim mạch

Biến chứng tim mạch gắn liền với 70% bệnh nhân tiểu đường. Điều này có nghĩa là, bệnh tiểu đường biến chứng sang hệ tim mạch chỉ là chuyện sớm – muộn hoặc nặng – nhẹ mà thôi. Đa số bệnh nhân sẽ cảm nhận được việc thường xuyên khó thở, hạ đường huyết đột ngột, ngất xỉu, khó thở do xơ vữa động mạch và tắc nghẽn động mạch gây nên. Nếu không kịp thời phát hiện thì biến chứng này có thể gây tử vong bất cứ lúc nào. Đặc biệt nguy hiểm hơn với những bệnh nhân tuổi cao và có tiền sử bệnh tim.

Biến chứng hệ tiêu hóa

Ở bệnh nhân tiểu đường, quá trình tiêu hóa diễn ra chậm lại, dạ dày co bóp cũng chậm hơn nên bệnh nhân thường thấy khó nuốt, chán ăn, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy. Một số trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Biến chứng thận

Khi nồng độ đường trong máu quá cao, thận sẽ tìm mọi cách để đào thải bớt đường. Chính vì phải “làm việc vất vả hơn” nên thận sẽ nhanh bị suy giảm chức năng. Lâu ngày có thể dẫn đến suy thận. Ngoài ra, nồng độ đường tác động mạch đến các mạch máu nhỏ li ti trong thận, cũng có thể làm cho cơ quan này tổn thương. Vì 2 lý do này mà bệnh tiểu đường biến chứng có thể âm thầm làm “hỏng thận”.

Biến chứng về thận ở bệnh nhân tiểu đường

Biến chứng da

Biến chứng về da của bệnh tiểu đường có thể kể đến là: vàng da, khô da, ngứa ngáy, tăng hoặc giảm tiết mồ hôi, thân nhiệt nóng – lạnh thất thường,…

Giải pháp cho người bệnh tiểu đường biến chứng

Khi bệnh tiểu đường biến chứng nghĩa là bạn đang ở trong tình trạng hết sức nguy hiểm. Chính vì thế, phải có những giải pháp thiết thực nhất để khống chế bệnh nhé!

Đầu tiên, quan trọng nhất là bạn phải đến các trung tâm y tế để được chẩn đoán về biến chứng và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Có biến chứng ở đâu thì kết hợp điều trị ở đó. Tuyệt đối không được chủ quan. 

Thứ hai, thiết lập lại chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát đường trong máu. Nên ăn nhiều chất xơ, protein, vitamin trong rau xanh, hoa quả, thịt nạc, cá, gạo lứt, yến mạch,… để tạo điều kiện chuyển hóa đường tốt hơn. Đồng thời, hạn chế tinh bột, đồ ngọt, nước uống ngọt, có cồn hoặc ga.

Thứ ba, tuân thủ nguyên tắc ăn uống đều đặn, đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn quá no hoặc để quá đói. 

Thứ tư, tập thể dục đều đặn hằng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe dẻo dai, cơ thể sảng khoái.

Thứ năm, sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường. Tiêu biểu như Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt. Tiến sĩ Khoa học Bùi Huy Thanh và nguyên Thứ trưởng BYT đã phát hiện ra công nghệ chiết xuất màng gạo lứt đầu tiên ở nước ta. Đồng thời, khẳng định rằng sản phẩm này cực kỳ giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, protein và nhiều chất khác có thể hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường tốt hơn. Đây không chỉ là sản phẩm có thể hỗ trợ điều trị mà còn giúp phòng ngừa bệnh cực tốt.

Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt hỗ trợ điều trị tiểu đường

BẤM VÀO ĐÂY để xem thêm thông tin về sản phẩm Dinh dưỡng F1!

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất:

SỐNG MẠNH KHỎE

Hotline: 0865265456

Website: https://songmanhkhoe.vn/

Email: Songmanhkhoe@gmail.com

Fanpage: Sống Mạnh Khỏe

Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *