0865.265.456

Nhắc đến biến chứng của đái tháo đường, rất nhiều y bác sĩ trong đội ngũ của chúng tôi không khỏi xót xa. Bởi vì trong số họ, rất nhiều người đã từng phải chính tay cắt đi đôi chân của bệnh nhân. Hoặc không thì cũng chứng kiến cảnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận,… dần dần cướp đi mạng sống của người bệnh. Mặc dù đã rất nhiều lần lên tiếng cảnh báo với bệnh nhân về bệnh tiểu đường biến chứng và cách phòng ngừa nó. Thế nhưng, điều này vẫn chưa đủ để ngăn chặn những hậu quả bi thương từ căn bệnh này.

Ở bài viết này, đội ngũ tại Sống Mạnh Khỏe xin nhắc lại một lần nữa về những nguy hiểm của bệnh tiểu đường và chỉ ra 5 bộ phận trên cơ thể sẽ bị tổn thương nghiêm trọng nếu có biến chứng xảy ra. Các bạn nhớ theo dõi bài viết để đề phòng cho chính mình và cảnh báo cho người thân nhé!

XEM THÊM:

Tất tần tật về bệnh tiểu đường ai cũng cần biết

Rùng mình khi biết những biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh Tiểu Đường Biến Chứng Nguy Hiểm Như Thế Nào?

5 bộ phận chịu ảnh hưởng do biến chứng đái tháo đường

Mắt

Mắt mờ, nhìn không rõ là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh đái tháo đường. Nếu như không ngăn chặn kịp thời, biểu hiện này sẽ dẫn đến biến chứng là mù lòa suốt đời. Nguyên nhân là khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu tại võng mạc gây tình trạng bong võng mạc, xuất huyết võng mạc. Tồi tệ hơn, nó có thể làm biến đổi thấu kính tại mắt, khiến các vật thể khi nhìn bị méo mó, thay đổi hình dạng. Lâu ngày, cả thủy tinh thể cũng sẽ bị tổn thương theo. Nhiều người kiểm soát tiểu đường không tốt dẫn tới hỏng cả đôi mắt, mù lòa suốt đời.

Biến chứng bệnh tiểu đường về mắt

Tìm hiểu bệnh tiểu đường

Da

Biến chứng đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến da của bạn như thế nào? Nếu như bạn chưa biết thì chắc chắn nên đọc hết mấy điều sau đây:

Thứ nhất, nồng độ đường trong máu quá cao sẽ khiến da của bạn thường xuyên bị khô, sạm, thiếu sức sống và có thể gây ngứa ngáy. Ngoài ra, tình trạng vàng da cũng có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân tiểu đường.

Thứ hai, đái tháo đường có thể khiến cho bệnh nhân mất đi cảm giác đau. Đặc biệt là ở những khu vực xa trung tâm như bàn tay, bàn chân. Điều này sẽ gây nguy hiểm nếu như bị thương ở bàn chân mà không biết có thể dẫn đến mất máu hoặc nhiễm trùng.

Thứ 3, vết thương ở người tiểu đường rất khó lành. Đồng thời, khi lượng đường trong máu tăng cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh. Từ đó, dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng vết thương. Rất nhiều bệnh nhân phải cắt cụt chân của mình cũng bởi lý do này.

Thận

Đa số những bệnh nhân tiểu đường đều gặp phải những biến chứng với thận. Nếu ở giai đoạn nhẹ thì có thể tự điều chỉnh tại nhà. Còn khi đã biến chứng đến suy thận nặng thì sẽ rất nguy hiểm và phiền phức. Do lượng đường trong máu quá cao mà không thể chuyển hóa được nên thận phải làm việc cật lực hơn để đào thải bớt đường. Lâu ngày, nó sẽ làm tổn thương đến những mạch máu nhỏ trong thận, gây ra suy thận. Biến chứng này diễn ra rất từ từ, bệnh nhân khó có thể tự cảm nhận được nên thường khi phát hiện, đã ở giai đoạn nặng.

Tim mạch

Bệnh tiểu đường và tim mạch có mối liên hệ mật thiết với nhau. Có đến 70% những bệnh nhân tiểu đường tử vong do biến chứng liên quan đến tim mạch và huyết áp. Hiểu một cách đơn giản thì nồng độ đường quá cao sẽ làm tổn thương một số tế bào trong mạch máu, dẫn tới tình trạng xơ vữa động mạch, tắc động mạch. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó thở, nhồi máu cơ tim và đột quỵ thường gặp ở người bệnh đái tháo đường. Theo nghiên cứu thì biến chứng đái tháo đường trên tim mạch là phổ biến và nguy hiểm nhất.

Hệ tiêu hóa

Có khoảng 50% bệnh nhân đái tháo đường gặp các vấn đề đối với hệ tiêu hóa. Tình trạng ăn không ngon, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài nhiều nhưng lại bị táo bón thường xuyên xảy ra. Việc cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng chậm hoặc chất dinh dưỡng không được chuyển hóa chính là nguyên nhân gây ra việc này. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân còn bị nhiễm trùng hệ tiêu hóa và có tình trạng xuất huyết nếu như không tầm soát tiểu đường một cách tốt nhất!

Biến chứng bệnh tiểu đường đến tiêu hóa

Cách ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường

Để ngăn ngừa những biến chứng đái tháo đường, cách tốt nhất là phát hiện ra bệnh sớm, sau đó kiểm soát đường huyết tại nhà và theo dõi định kỳ tại bệnh viện. Một số phương pháp kiểm soát đường huyết cần phải kết hợp áp dụng là:

Ăn uống hợp lý

Bệnh nhân tiểu đường sẽ tự có chế độ ăn riêng, mặc dù không phải kiêng khem quá nhiều nhưng cũng cần phải chú ý. Ví dụ:

– Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều tinh bột từ gạo trắng, khoai mì, hoặc chất béo từ thịt mỡ, phô mai, …Ngược lại, họ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt như: gạo lứt, đậu đen, yến mạch,…

– Nên hạn chế nước uống có ga, nói “không” với nước ngọt, nước có cồn. Thay vào đó, chỉ bổ sung nhiều nước lọc và lượng vừa phải nước ép trái cây tươi.

– Không được bỏ bữa hoặc để tình trạng quá no – quá đói diễn ra. Nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày và ăn vừa phải.

– Hạn chế ăn nhiều vào ban đêm và kiểm soát các “cơn thèm đường”.

Thể dục đều đặn

Thể dục đều đặn tức là mang đến cho cơ thể sức đề kháng tốt nhất để chống lại bệnh tật. Việc tập thể dục hàng ngày sẽ giúp cho tim mạch khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động tốt, các cơ quan trong cơ thể được khai thông và làm việc tích cực hơn. Đây chính là cách kiểm soát biến chứng đái tháo đường an toàn và ổn định nhất.

Sử dụng bài thuốc dân gian

Có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng kết hợp với những bài thuốc dân gian để tự chữa bệnh tại nhà. Dù luôn khuyên rằng bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị theo hướng dẫn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể kết hợp điều trị tại nhà với các bài thuốc dân gian. Nhiều bệnh nhân đã cho thấy tín hiệu tích cực với các bài thuốc từ dây thìa canh, lá ổi non, nước ép ổi, lá xoài, củ chuối hột, đậu rồng, khổ qua,… Các bạn nên tham khảo trước chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Uống thực phẩm bổ sung

Trên thị trường đang có khá nhiều sản phẩm dinh dưỡng cho người tiểu đường. Dù rằng đây không phải là thuốc có tác dụng chữa bệnh nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc cân bằng dinh dưỡng ở người tiểu đường. Để phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt.

Dinh dưỡng F1 được làm hoàn toàn từ phần màng cám của hạt gạo lứt. Nó chứa cực kỳ nhiều dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là chất xơ, vitamin, khoáng chất và protein. Đây đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu để giảm đường huyết, cân bằng nồng độ đường. Ngoài ra, hàm lượng lớn magie trong tinh chất gạo lứt cũng giúp sản sinh insulin, kích thích insulin hoạt động để hòa tan đường.

Dinh dưỡng F1 cho người bệnh tiểu đường

Thông tin chi tiết về sản phẩm Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứtTẠI ĐÂY! Bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé!

Liên hệ ngay với chúng tôi nếu như bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm:

SỐNG MẠNH KHỎE

Hotline: 0865265456

Website: https://songmanhkhoe.vn/

Email: Songmanhkhoe@gmail.com

Fanpage: Sống Mạnh Khỏe

Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *