0865.265.456

Để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, cách tốt nhất là bệnh nhân tự đo đường huyết tại nhà thường xuyên và định kỳ. Điều này sẽ giúp người bệnh cũng như bác sĩ theo dõi được chỉ số đường huyết và có những điều chỉnh kịp thời trong phác đồ điều trị. Cũng từ đó, các loại máy đo đường huyết cá nhân tại nhà được coi là “thần hộ mệnh” của người bệnh tiểu đường. Thế nhưng, có nhiều những ngộ nhận về thử đường huyết tại nhà dẫn đến tình trạng: LỢI BẤT CẬP HẠI!

Chúng tôi sẽ chỉ ra những sai lầm trầm trọng trong việc tự đo đường huyết tại nhà mà rất nhiều người đang mắc phải. Cùng xem chúng là gì nhé!

XEM THÊM:

Tất tần tật về bệnh tiểu đường ai cũng cần biết

Hỏi – đáp bác sĩ: Khi nào tôi cần kiểm tra đường huyết

Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà chính xác nhất

Tại sao cần phải đo đường huyết thường xuyên?

Người mắc bệnh tiểu đường tức là nồng độ đường trong máu của họ tăng cao hơn mức bình thường. Nếu như thường xuyên tăng cao và không kiểm soát sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường như: mù lòa, cụt chân, nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng, đột quỵ,… Vậy, đo đường huyết thường xuyên tại nhà sẽ giúp bạn như thế nào?

Thứ nhất, nếu bạn chưa mắc bệnh tiểu đường, việc đo đường huyết tại nhà sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm nhất. Mà biết bệnh ở giai đoạn đầu bao giờ cũng dễ chữa hơn ở giai đoạn cuối.

Thứ hai, nếu bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì càng phải thử đường huyết thường xuyên. Chỉ số đường huyết sẽ cho bạn biết tình trạng bệnh của bạn đang tiến triển tốt hay xấu? Cách điều trị bệnh hiện tại đã phù hợp chưa? Có cần thay đổi chế độ ăn uống, thể dục thể thao hay không? Những điều này sẽ đều giúp bạn chữa bệnh tốt hơn!

Thứ ba, việc kiểm tra chỉ số đường huyết sẽ giúp bạn nhận thấy mức độ nguy hiểm của bệnh và kịp thời đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn trước khi tình trạng tồi tệ hơn.

Đo đường huyết thường xuyên sẽ phát hiện bệnh sớm hơn

Đo đường huyết tại nhà có cần đến bệnh viện không?

Đo đường huyết tại nhà tiện lợi hơn nhiều so với việc phải tốn thời gian, công sức, tiền bạc đến bệnh viện. Hơn nữa, bạn cũng không thể cứ 1 – 2 ngày đến bệnh viện một lần để kiểm tra đường huyết được. Do đó, chọn đo tại nhà là phương án hợp lý nhất.

Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là bạn không cần phải đến bệnh viện. Kết quả từ máy đo đường huyết thường thấp hơn từ 10 – 15% so với làm xét nghiệm tại bệnh viện. Và công dụng chính của việc đo tại nhà là theo dõi đường huyết chứ không phải chẩn đoán chính xác bệnh. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường dù có đo đường huyết tại nhà thì cũng vẫn cần đến gặp bác sĩ định kỳ theo lịch hẹn nhé!

Những sai lầm nghiêm trọng khi tự đo đường huyết tại nhà

Trước khi tự đo đường huyết tại nhà, bạn cần phải tham khảo trước những chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để biết cách thực hiện đúng. Dù đã có hướng dẫn, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn mắc phải những sai lầm lớn khiến kết quả đo không chính xác.

Cụ thể:

Ngộ nhận về thông số của máy đo đường huyết

Mới đây, Bác Nguyễn Tuấn C. ngụ tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh đã phải trả giá đắt vì suốt 7 năm ròng chỉ tin vào máy đo đường huyết tại nhà mà không đi gặp bác sĩ.

Bác chia sẻ: “Khi có những triệu chứng của bệnh tiểu đường, tôi đã lập tức đến bệnh viện khám và phát hiện ra bệnh. Trong thời gian chữa bệnh, tôi tuân thủ rất nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ. Từ việc thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục đến việc sử dụng thuốc hỗ trợ. Và cũng thường xuyên đo đường huyết tại nhà để theo dõi đường trong máu. 

Trong những năm đầu, tôi vẫn thử đường huyết tại nhà và đến bệnh viện định kỳ 3 tháng/ 1 lần để kiểm tra tình trạng tim, gan, thận, mắt,.. xem có biến chứng gì không. Nhưng sau này, khi thử đường huyết bằng máy và thấy chỉ số luôn ở mức ổn định nên tôi đã không đi khám nữa. Hậu quả là bây giờ, bệnh đã biến chứng sang suy thận.”

Trường hợp của bác C. không phải là duy nhất. Các bác sĩ cho biết, có nhiều bệnh nhân đến viện trong tình trạng biến chứng của tiểu đường nhưng vẫn khăng khăng chỉ số đường huyết của mình ổn định. Trên thực tế, không phải ai cũng có thể sử dụng máy đo đường huyết một cách chính xác. Và có một vài trường hợp bệnh đặc biệt liên quan đến máu và hồng cầu không thể sử dụng máy đo cá nhân. Vậy nên, thử tiểu đường tại nhà là cần thiết nhưng không được quá lạm dụng và phải đi khám định kỳ.

Những sai lầm khi tự đo đường huyết tại nhà

cách thử tiểu đường tại nhà

Không rửa tay sạch trước khi đo đường huyết

Một nghiên cứu năm 2011 đã chỉ ra rằng, kết quả kiểm tra đường huyết sẽ bị thay đổi nếu như bạn chạm vào một loại trái cây ngay trước đó. Vậy nên, trước khi đo đường huyết, bạn bắt buộc phải rửa sạch tay bằng xà phòng và lau khô tay bằng khăn sạch. Cho dù bạn cảm thấy tay mình đã rất sạch thì việc rửa tay vẫn là cần thiết. Nó sẽ giảm sai số đến mức tối đa cho bạn.

Đo đường huyết quá sớm sau khi ăn

Sau khi ăn, cơ thể cần một khoảng thời gian vừa đủ để xử lý lượng đường trong máu. Nếu như bạn đo trong khoảng từ 30 phút – 1 tiếng sau bữa ăn thì sẽ thấy lượng đường huyết cao hơn bình thường. Đây có thể không phải do bạn mắc bệnh tiểu đường mà chỉ là cơ thể chưa kịp xử lý mà thôi. Thời gian lý tưởng nhất để đo đường huyết là 2 tiếng sau khi ăn.

Sử dụng máy đo sai cách

Một số sai sót xảy ra trong quá trình sử dụng máy đo sẽ làm cho kết quả của bạn bị sai lệch:

– Que thử để ẩm mốc, quá lâu ngoài không khí

– Que thử hết hạn sử dụng

– Cố tình ép máu từ đầu ngón tay và que thử

– Sử dụng que thử và que chích nhiều lần (Điều này là cực kỳ nguy hiểm, dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng cao và làm sai lệch kết quả)

Cách đo đường huyết chuẩn xác nhất

Để bệnh nhân đo đường huyết một cách chính xác nhất, các bác sĩ đưa ra lời khuyên như sau:

1. Lựa chọn phần đầu ngón tay để lấy máu và rửa tay thật sạch, lau khô trước khi lấy máu

2. Mở nắp lọ que thử, lấy que thử và lắp vào đầu máy đo tiểu đường

3. Gắn kim lấy máu vào bút, tùy chỉnh độ nông – sâu của kim tùy theo da của bạn (mỏng hay dày)

4. Thả lỏng tay, bấm nắp bút vào ngón tay để lấy máu

5. Đưa giọt máu vào que thử trên máy đo đường huyết

6. Đọc kết quả hiển thị trên máy

Chỉ số đường huyết của người bình thường

– Đường huyết bình thường trong cơ thể khoảng 4 mmol (4 mmol/L hoặc 72 mg/dL)

– Khi hoạt động bình thường của cơ thể phục hồi chỉ số lượng đường trong máu ở khoảng 4,4 – 6,1 mmol/L (82 – 110 mg/dL)

– Một khoảng thời gian ngắn sau khi ăn đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)

Chỉ số đường huyết của người mắc bệnh tiểu đường

– Trước bữa ăn: 4 – 7 mmol/L (72 mg/dL – 128 mg/dL) cho những người bệnh có loại 1 hoặc loại 2.

– Sau bữa ăn: dưới 9 mmol/L cho những người bệnh có loại 1 và 8,5 mmol/L cho những người bệnh có loại 2.

Bảng chỉ số xác định đường huyết

Cần phải làm gì khi chỉ số đường huyết có dấu hiệu tăng cao?

Khi có dấu hiệu đường huyết tăng cao, điều đầu tiên bạn cần làm là đến ngay các trung tâm y tế để được khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy kết hợp các nguyên tắc điều trị sau:

Ăn uống khoa học

Bệnh nhân tiểu đường cần phải hạn chế đồ ăn có nhiều tinh bột và đồ ăn ngọt. Điển hình là cơm trắng, miến, bún, bánh mì, bánh kẹo có đường,…Thay vào đó, nên bổ sung rau xanh, chất xơ và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Hạn chế đồ uống có ga, có cồn, nước ngọt và thay vào đó là nước lọc, nước ép hoa quả, nước ép rau xanh.

Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều chất béo, sử dụng cá nhiều hơn thịt.

Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, có thể ăn kiêng nhưng không nên nhịn ăn để thiếu năng lượng.

Thể dục đều đặn

Tập thể dục giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại những biến chứng của bệnh tiểu đường. Đồng thời, nó giúp các bệnh mãn tính được đẩy lùi. Nên tập các bài tập nhẹ nhàng vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tiểu đường – Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt

Bên cạnh việc tuân thủ theo nguyên tắc điều trị của bác sĩ, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tìm hiểu thêm về các bài thuốc gia truyền hoặc các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Chúng tôi xin giới thiệu sản phẩm Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt có tác dụng hạ đường huyết cực tốt. Ít người biết rằng, trong tinh chất gạo lứt (màng hạt gạo lứt) có chứa cực kỳ nhiều vitamin và chất xơ quan trọng. Nó giúp hạn chế lượng đường đi vào cơ thể và cung cấp năng lượng cho các tế bào. Ngoài ra, lượng lớn magie trong màng gạo lứt sẽ kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, tham gia vào quá trình hạ đường huyết. Đây là sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.

Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt

Xem thêm về sản phẩm Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt TẠI ĐÂY!

Liên hệ trực tiếp khi cần tư vấn:

SỐNG MẠNH KHỎE

Hotline: 0865265456

Website: https://songmanhkhoe.vn/

Email: Songmanhkhoe@gmail.com

Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *