0865.265.456

Có đến 3 loại tiểu đường trên thế giới, bao gồm: tiểu đường Type 1, tiểu đường Type 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, đáng chú ý là có đến 95% số ca mắc bệnh tiểu đường rơi vào Type 2. Vậy, tiểu đường Type 2 là gì? Nguyên nhân do đâu, biểu hiện như thế nào và cách chữa trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây!

XEM THÊM:

Tất tần tật về bệnh tiểu đường ai cũng cần biết

Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra 5 dấu hiệu tiểu đường ở giai đoạn sớm

Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà chính xác nhất

Tiểu đường là gì?

Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Khi đường glucose đi vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành glycogen để tạo năng lượng đi nuôi các tế bào. Insulin từ tuyến tụy sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa này. Thế nhưng, với nhiều lý do khiến insulin không đủ hoặc không hoạt động, đường glucose không được chuyển hóa, đọng lại trong máu gây ra bệnh tiểu đường.

Về bản chất, tiểu đường chính là do nồng độ đường trong máu quá cao. Và đây được coi là căn bệnh mãn tính, không có thuốc đặc trị hoàn toàn. Chúng ta chỉ có thể khống chế bệnh bằng cách tầm soát lượng đường trong máu, không cho nó vượt quá cao.

Bệnh tiểu đường Type 2

Tìm hiểu thêm về tiểu đường

Phân loại bệnh tiểu đường

Không phải tất cả những bệnh nhân tiểu đường đều có chung một kiểu. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng có 3 loại tiểu đường khác nhau. Và tất nhiên, nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị và mức độ nguy hiểm cũng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về 3 loại tiểu đường này nhé!

Tiểu đường Type 1

Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng. Nguyên nhân là do tuyến tụy bị hỏng hoặc hệ miễn dịch bất thường dẫn tới những kháng thể ngăn chặn việc sản xuất insulin, khiến cho đường không được chuyển hóa. Đa số, bệnh tiểu đường Type 1 được phát hiện ở người trẻ tuổi, bao gồm cả trẻ em. Và các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân của loại bệnh này là do yếu tố di truyền. Và đương nhiên, việc phòng ngừa nó là yếu tố gần như không thể.

Tiểu đường Type 2

Phải có đến khoảng 95% người tiểu đường nằm trong nhóm tiểu đường Type 2. Lúc này, cơ thể của bạn vẫn sản xuất ra insulin bình thường. Tuy nhiên, insulin không hoạt động và không thể chuyển hóa được đường trong máu. Trước đây, căn bệnh đái tháo đường loại 2 chỉ xảy ra với những người lớn tuổi, người béo phì. Thế nhưng, nó ngày càng có xu hướng trẻ hóa và có thể xảy ra với cả trẻ em.

Dẫu vậy, chúng ta vẫn có thể ngăn chặn và phòng ngừa tiểu đường Type 2 bằng cách ăn uống khoa học, duy trì lối sống lành mạnh.

Tiểu đường Type 3

Tiểu đường Type 3 hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ, xảy ra đối với người phụ nữ trong thời gian mang thai. Mặc dù trước đó, người này chưa từng mắc bệnh tiểu đường. Đái tháo đường thai kỳ thường diễn ra trong thời gian ngắn và có thể hết ngay sau khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, những người từng mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường.

Nguyên nhân gây tiểu đường Type 2

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đường Type 2 nhưng các yếu tố chính gây bệnh có thể kể đến như sau:

– Bị béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tiểu đường

– Tăng huyết áp

– Di truyền (gia đình có người mắc bệnh tiểu đường)

– Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Rất có thể, sự kết hợp của hai trong nhiều yếu tố trên đã gây ra bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân gây tiểu đường Type 2

Dấu hiệu của tiểu đường Type 2

Tiểu đường Tuýp 1 thường có biểu hiện rõ ràng và diễn biến nhanh. Tuy nhiên, tiểu đường Type 2 thì không. Rất nhiều người bệnh phát hiện ra mình bị tiểu đường qua những lần khám tổng quát hoặc khám một bệnh gì khác. Họ không hề có những biểu hiện cụ thể, rõ rệt nào và bệnh phát triển âm thầm cho đến khi gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể phát hiện ra tiểu đường Type 2 thông qua những dấu hiệu sau đây:

– Thường xuyên cảm thấy đói, ngay cả khi vừa mới ăn xong

– Sút cân liên tục, cơ thể mệt mỏi dù ăn uống đều đặn

– Luôn cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều lần trong ngày

– Khô miệng, đắng miệng, hôi miệng

– Ngứa da, xuất hiện các vết sạm ở vùng cổ, gáy, nách, khuỷu tay,…

– Xuất hiện vết loét ở bàn chân

– Không có cảm giác đau, vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng

– Mờ mắt, thị lực suy giảm

Nếu bạn thấy từ 2 dấu hiệu trên trở lên, hãy đi kiểm tra đường huyết để chẩn đoán bệnh sớm nhất, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Những nguy hiểm đến từ tiểu đường Type 2

Bệnh tiểu đường Tuýp 2 nguy hiểm nhất ở chỗ, nó phát triển âm thầm mà người bệnh không hề hay biết. Đến khi phát hiện, nó có thể đã gây ra những biến chứng nặng như: suy thận, tim mạch, đột quỵ, cụt chân, mù lòa,… Vài ngày trước, một bệnh nhân nhập viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh đã phải cắt cụt chân vì hoại tử. Đây chính là biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường gây nên. Dù chỉ là vết thương rất nhỏ ở bàn chân nhưng lâu dần, nó bị loét và gây nhiễm trùng nặng, hoại tử. Các bác sĩ buộc phải cắt bỏ chân để bảo vệ tính mạng bệnh nhân.

Ngoài ra, những biến chứng như suy thận, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường cũng không phải hiếm.

Ngày nay, bệnh tiểu đường không hề có thuốc đặc trị và bệnh nhân phải chấp nhận “chung sống” với nó đến cuối đời. Nếu không tầm soát tốt lượng đường huyết trong máu thì bệnh có thể chuyển biến xấu và gây nguy hiểm bất cứ lúc nào. Đấy chính là lý do tại sao bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau ung thư và tim mạch.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Cách chữa trị cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Tuy không thể chữa trị tận gốc nhưng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường Type 2 hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng các phương pháp điều trị hợp lý. Dưới đây là một số cách trị bệnh được bác sĩ khuyên dùng:

Sử dụng thuốc Tây Y

Một số bệnh nhân tiểu đường Type 2 ở giai đoạn nặng cần phải sử dụng các loại thuốc kích thích sản sinh insulin hoặc kiểm soát các enzym cản trở hoạt động của insulin. Điều này giúp cho quá trình chuyển hóa đường diễn ra ổn định hơn. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc Tây Y, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo liều dùng được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

Chữa bệnh theo bài thuốc dân gian

Một số bệnh nhân tiểu đường loại 2 đã có phản ứng rất tốt đối với những bài thuốc dân gian được lưu truyền trong sách đông y. Mới đây, bác Toán – người Ba Vì, Hà Nội đã chia sẻ với chúng tôi về hành trình kiểm soát tiểu đường nhờ vào bài thuốc từ mướp đắng. 

Để chữa bệnh bằng mướp đắng, bạn cần chuẩn bị 1 quả ớt xanh, 1 quả dưa chuột, rau cần và nửa quả mướp đắng. Rửa sạch các nguyên liệu, thái nhỏ như hạt lựu rồi xay nhỏ các nguyên liệu để lọc lấy nước cố. Kiên trì uống hỗn hợp nước vào 2 buổi sáng và chiều.

Ngoài ra, bài thuốc từ lá ổi, lá xoài cũng được nhiều người áp dụng và cho thấy tín hiệu tốt. 

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học

Dù có sử dụng bài thuốc nào, nếu như chế độ ăn uống không hợp lý thì cũng không thể kiểm soát tiểu đường được. Các bác sĩ khuyên người tiểu đường nên hạn chế những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt, đồ ăn chứa nhiều tinh bột và đồ uống kích thích. Thay vào đó, nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ, cá, vitamin,… để cân bằng đường huyết trên cơ thể. 

Một số loại thực phẩm cụ thể mà bạn nên bổ sung hàng ngày trong bữa ăn là: dầu ôliu, dầu đậu phộng, hạnh nhân, hồ đào, óc chó, bơ, cá ngừ, cá hồi, rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…

Tập thể thao

Việc tập luyện thể thao không chỉ nâng cao sức đề kháng của cơ thể mà còn giúp giảm mỡ thừa, giúp các cơ quan nội tạng khỏe mạnh để chống lại những biến chứng của tiểu đường. Lưu ý là trong quá trình tập luyện, nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể nhé!

Dùng thực phẩm chức năng

Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt là một trong những loại thực phẩm chức năng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Tinh chất gạo lứt chính là phần màng của hạt gạo, nơi chứa cực kỳ nhiều dưỡng chất quan trọng như: chất xơ, vitamin, khoáng chất, magie, canxi, chất béo tốt, protein,… Sử dụng sản phẩm này không chỉ đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh mà còn hỗ trợ tốt việc giảm đường huyết ở tiểu đường type 2, sản sinh đủ insulin cho quá trình chuyển hóa.

Rất nhiều người nghĩ rằng, ăn gạo lứt và tốt nhất nhưng sự thật không phải như vậy. Gạo lứt tốt ở phần màng gạo. Nếu bạn ăn 100g gạo lứt có thể sẽ chỉ hấp thu được khoảng 10g dinh dưỡng từ màng gạo. Con số này là khá khiêm tốn. Vậy nên, Tiến Sĩ Bùi Huy Thanh mới sáng chế ra công nghệ tách – chiết xuất màng hạt gạo mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Từ đó, sản phẩm Dinh dưỡng F1 ra đời!

Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt TẠI ĐÂY!

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn:

SỐNG MẠNH KHỎE

Hotline: 0865265456

Website: https://songmanhkhoe.vn/

Email: Songmanhkhoe@gmail.com

Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *