Trong thời gian qua, chúng tôi tiếp nhận khá nhiều những câu hỏi liên quan đến việc phát hiện sớm bệnh lý về xương khớp. Vì có nhiều người đến viện khám và điều trị trong tình trạng khớp tổn thương nặng, rất khó để phục hồi. Vậy nên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra 5 triệu chứng đau nhức xương khớp điển hình nhất. Đồng thời, cũng hướng dẫn cách xử lý và chữa trị hợp lý!
XEM THÊM:
Đau nhức xương khớp: Hiểu để phòng ngừa đúng cách
[Góc chuyên gia] Nguyên nhân và cách điều trị đau xương khớp
Mục lục
5 triệu chứng đau nhức xương khớp
Phát hiện ra bệnh đau nhức xương khớp không hề khó vì triệu chứng của nó rất điển hình. Người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận và quan sát được. Dưới đây là 5 triệu chứng đau nhức xương khớp điển hình nhất:
1. Đau nhức
Đương nhiên, đau nhức chính là biểu hiện đầu tiên mà chúng ta cảm nhận được. Tại vùng các khớp xương, thỉnh thoảng sẽ xảy ra những cơn đau bất chợt, khi bạn đột ngột vận động. Hoặc cũng có thể là những cơn đau âm ỉ kéo dài cả ngày lẫn đến khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, không muốn làm việc gì.
2. Sưng tấy
Một số trường hợp đau nhức xương khớp sẽ kèm theo triệu chứng sưng tấy. Người bệnh có thể nhìn và sờ thấy phần khớp của mình sưng to hơn, có thể xuất hiện bầm đỏ.
3. Tiếng kêu từ khớp
Bạn có thể sẽ nghe thấy tiếng khớp kêu lộc cộc khi đột ngột di chuyển hoặc vận động mạnh. Nguyên nhân là do dịch khớp đang ít đi, các khớp rất khô nên khi va chạm vào nhau sẽ phát ra tiếng kêu. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên và liên tục thì có thể cảnh báo sự “xuống cấp” nhanh của các khớp xương.
4. Biến dạng khớp
Biến dạng khớp là một trong những triệu chứng đau nhức xương khớp nặng nhất, thường gặp ở người già hoặc người đau nhức xương khớp lâu năm. Bạn đã nhìn thấy người bị còng lưng chưa?? Đó chính là biểu hiện của biến dạng khớp đấy. Hoặc biến dạng khớp gối khiến người bệnh không đứng thẳng được, biến dạng khớp ngón tay khiến nó nhìn có vẻ “cong”,… Biến dạng khớp là hệ quả tất yếu của bệnh xương khớp. Các phương pháp điều trị sẽ khiến mức độ biến dạng nhẹ hơn và làm chậm quá trình biến dạng.
5. Vận động khó khăn
Người bị đau nhức xương khớp thường không thể vận động nhiều. Khi đứng lên ngồi xuống, khi leo cầu thang, khi khuân vác, khi đi nhiều sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, các khớp đau, tê cứng, rất khó chịu.
Cách xử trí khi xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp
Nếu xuất hiện các triệu chứng đau nhức xương khớp kể trên thì nên xử lý như thế nào?
– Trước tiên, nếu bạn chưa có tiền sử bệnh xương khớp thì cứ bình tĩnh, quan sát một vài ngày để cảm nhận mức độ nặng hơn hay thuyên giảm của bệnh tật, sau đó mới đưa ra phương án tiếp theo. Nếu đã từng có tiền sử bệnh xương khớp thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
– Sau đó, hãy tích cực thay đổi những thói quen để tốt cho xương khớp, đồng thời, áp dụng các phương pháp chữa đau khớp tại nhà (bật mí ở phần dưới). Sau một tuần, nếu không có dấu hiệu thuyên giảm thì lập tức đi bệnh viện khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
– Sau khi khám xong, đừng nghĩ là điều trị một vài hôm là khỏi bệnh. Nếu đã là các bệnh lý xương khớp như viêm, thoái hóa thì vĩnh viễn không thể khỏi hoàn toàn được. Chỉ có cách điều trị đều đặn để giảm đau, cải thiện tình trạng và ngăn chặn sự phát triển của bệnh mà thôi!
Các phương pháp chữa trị bệnh đau xương khớp
Duy trì những thói quen tốt cho xương khớp
Nếu thấy những triệu chứng đau nhức xương khớp thì bạn nên lưu ý những điều sau để tạo lập thói quen tốt cho xương:
– Không vận động, khuân vác nặng.
– Hạn chế các tác động mạnh đến phần khớp đang bị đau. Ví dụ, đau khớp gối thì không chạy, đau khớp vai thì không vác nặng,…
– Thường xuyên tập luyện thể dục để xương khớp được dẻo dai, tránh sự tê bì.
– Bổ sung thêm các thực phẩm có lợi cho xương khớp như sữa, trứng, bơ, canxi, các loại hoa quả mọng,…
Sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh khớp
– Bài thuốc từ lá lốt: Lấy lá lốt phơi ở trong bóng râm cho đến khi lá héo đi (không được phơi ngoài nắng vì sẽ làm bay đi hết các thành phần dược tính). Cho lá lốt vào trong nồi để sắc cùng nước trong vòng 30 phút. Lấy phần nước cốt để sử dụng sau bữa ăn.
– Bài thuốc từ ngải cứu trắng: Lấy lá ngải cứu đem rửa sạch rồi để ráo nước. Ngải cứu với rượu trắng cho vào chảo rồi xào nóng lên. Đắp hỗn hợp thu được lên vùng bị sưng rồi sau đó buộc lại bằng vải cho tới khi nào hết hơi ấm thì hãy tháo ra.
– Bài thuốc từ cà tím: Lấy cà tím cắt bỏ đi phần núm. Rửa sạch rồi thái thành các khúc có đọ dày khoảng 0,5cm. Lấy nước sạch cho vào nồi đun sôi lên. Tiếp theo bạn cho toàn bộ phần cà tím đã chuẩn bị vào trong nồi nước vừa đun sôi rồi dùng nắp để đậy kín lại. Ngâm cà tím vào trong nồi cho đến khi nào nước nguội hoàn toàn. Cuối cùng sử dụng rây để lọc bỏ phần xác và chỉ giữ lại phần nước cà tím để uống.
Dùng muối ngâm chân thảo dược để giảm đau xương khớp
Muối khoáng thảo dược An Lão là bài muối gia truyền của làng Sinh Dược, Gia Viễn, Ninh Bình. Từ xưa đến nay, làng Sinh Dược vẫn rất nổi tiếng trong cộng đồng bởi đây là “cái nôi” sản sinh ra bài thuốc muối ngâm chân với những công dụng tuyệt vời, có khả năng hỗ trợ điều trị, giảm đau xương khớp, đau đầu, mất ngủ. Sản phẩm muối khoáng thảo dược An Lão là bài muối cổ được triều Lý sử dụng mỗi ngày giúp đẩy lùi chứng đau xương khớp khi về già, giữ cho cơ thể luôn dẻo dai, khỏe mạnh.
Loại muối này được làm từ muối khoáng, nước giếng sao sa, chùa dù, long não, lá lốt, tràm, gừng,… đều là những thảo dược thiên nhiên cực kỳ tốt cho xương khớp.
Công dụng:
📣 Giúp hỗ trợ giảm đau nhức chân, tay.
📣 Cải thiện tình trạng ngủ không sâu giấc.
📣 Đặc biệt hỗ trợ cải thiện tình trạng đau đầu và mất ngủ mãn tính.
📣 Giảm hiện tượng tê bì chân tay, lạnh tay chân.
📣 Giúp lưu thông khí huyết.
📣 Hỗ trợ điều trị các bệnh về da, nấm da, mẩn ngứa, dị ứng.
📣 Giảm đổ mồ hôi tay chân, tẩy tế bào chết, khử mùi hôi chân.
📣 Bồi bổ thận khí, trị cảm lạnh, trúng gió
XEM THÊM VỀ MUỐI NGÂM CHÂN TẠI ĐÂY
Liên hệ để được tư vấn trực tiếp:
SỐNG MẠNH KHỎE
Hotline: 0865265456
Website: https://songmanhkhoe.vn/
Email: Songmanhkhoe@gmail.com
Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Có thể bạn muốn biết??
“Vĩnh biệt” bệnh đau khớp gối bằng những phương pháp đơn giản sau
Đau khớp cổ chân là biểu hiện của bệnh gì? Chữa như thế nào?