0865.265.456

Bệnh đái đường còn được gọi là bệnh tiểu đường, bệnh đái tháo đường. Căn bệnh này chắc hẳn không còn xa lạ đối với người Việt. Vì những con số đang “tố giác” rằng: có đến khoảng 9 triệu người Việt đang mắc bệnh tiểu đường. Nhưng chỉ có khoảng hơn 3 triệu người có thể phát hiện bệnh. Còn khoảng 6 triệu người còn lại không biết mình mắc bệnh tiểu đường. Hằng năm, có đến khoảng 29.000 người tử vong do bệnh tiểu đường. Số lượng này chỉ xếp sau ca tử vong vì ung thư và tim mạch. Để hạn chế những thương vong đáng tiếc, cách duy nhất là chúng ta phải thực sự hiểu về căn bệnh này.

Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem bệnh đái đường là gì? Nguyên nhân do đâu? Biểu hiện như thế nào? Và cách chữa ra sao nhé!

XEM THÊM:

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không?

Y học đã tìm ra cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà cực đơn giản

Tất tần tật về bệnh tiểu đường ai cũng cần biết

Bệnh đái đường là gì?

Bệnh đái đường là một căn bệnh mãn tính, do rối loạn chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Khi bạn nạp thức ăn vào cơ thể, bao gồm cả glucose (đường bột) thì tuyến tụy sẽ sản sinh ra insulin để chuyển hóa lượng glucose đó thành glycogen dạng năng lượng. Sau đó, chuyển hóa năng lượng này vào từng tế bào, giúp cho các tế bào, cơ quan của cơ thể hoạt động bình thường.

Nhưng, vì một lý do nào đó khiến insulin không được sản xuất ra đủ hoặc insulin không hoạt động được, dẫn đến lượng glucose không được xử lý. Nó đọng lại trong máu, gọi là đường huyết. Lâu ngày, lượng đường huyết này tích tụ lại, không được xử lý gây ra bệnh tiểu đường. Hay còn được gọi là bệnh đái đường.

Rất nhiều người coi thường căn bệnh này, nghĩ rằng chúng không nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường “đáng sợ” hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Rất nhiều người đã gặp các biến chứng như cụt chân, bại liệt, thậm chí là tử vong. Vì thế, khi mắc bệnh, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan.

Bệnh đái đường là gì

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái đường

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đái đường như sau:

Thứ nhất, do hệ miễn dịch trong cơ thể nhận nhầm “insulin” là một chất độc hại nào đó và “tấn công tiêu diệt” insulin. Sau đó, tuyến tụy không thể sản sinh ra insulin được nữa. Nguyên nhân sâu xa của việc “nhận nhầm” này vẫn chưa được nghiên cứu ra. Điều này sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 1. Đối tượng mắc tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và trẻ vị thành niên, trong giai đoạn từ 4 – 7 tuổi và từ 10- 14 tuổi. Người mắc bệnh bắt buộc phải tiêm insulin hàng ngày, đến suốt đời.

Thứ hai, cho chế độ ăn uống thiếu khoa học. Ăn quá nhiều đường bột (bánh kẹo, cơm trắng, bột mì, nước ngọt,…) và ít chất xơ, vitamin dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, làm tổn thương đến tuyến tụy. Tuyến tụy sẽ sản sinh ít insulin, không đủ để chuyển hóa glucose sinh ra bệnh đái đường tuýp 2. Ngoài ra, người lười vận động, ăn uống không điều độ, người có bệnh mãn tính (tim mạch, huyết áp), người béo phì cũng rất dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Ngoài các nguyên nhân chính kể trên thì yếu tố về di truyền cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng mắc bệnh đái đường. Dù không phải 100% nhưng những người có ông bà, cha mẹ, anh em mắc bệnh tiểu đường thì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi người bình thường.

Biểu hiện của bệnh đái đường là gì?

Bệnh đái đường còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nó phát triển âm thầm và tích tụ trong thời gian dài. Những biểu hiện của bệnh cũng diễn ra hết sức mơ hồ, khó nhận biết. Nếu thường xuyên để ý đến sức khỏe, bạn có thể nhận biết bệnh đái tháo đường thông qua những biểu hiện sau đây:

– Thường xuyên cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều lần (đôi khi là 1 tiếng 1 lần), đặc biệt là vào ban đêm.

– Thèm ăn, nhanh đói, đặc biệt là thèm đồ ngọt. 

– Sút cân không lý do.

– Mờ mắt, thị lực suy giảm

– Xuất hiện các vết sạm trên da (đặc biệt ở vùng gáy, khuỷu tay, nách), khô da, vàng da, ngứa ngáy.

– Tê bì chân tay, xuất hiện các vết loét ở chân.

– Vết thương lâu lành, không có cảm giác đau.

– Hôi miệng

– Mệt mỏi, cơ thể suy nhược, hay cáu gắt, thần kinh căng thẳng.

Trong một số trường hợp nhiễm bệnh, những biểu hiện này không thực sự rõ ràng. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu, người bệnh đái đường gần như không có dấu hiệu. Khi có dấu hiệu và đi khám thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, để phát hiện bệnh sớm nhất, chúng ta cần phải đo đường huyết thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ.

Biểu hiện của bệnh đái đường

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Biến chứng cấp tính: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, buồn nôn, chóng mặt, hôn mê… do hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết chóng mặt. Biến chứng này nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Biến chứng mãn tính: Biến chứng mãn tính phát triển âm thầm trong cơ thể, gây nên một số bệnh mãn tính tính nguy hiểm như sau:

– Bệnh tim mạch: xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,.. là những hệ lụy mà bệnh tiểu đường gây ra.

– Biến chứng bàn chân: tê bì chân, loét bàn chân gây hoại tử dẫn đến cụt chân.

– Biến chứng thận: Thận phải hoạt động liên tục để đào thải bớt đường trong máu. Lâu ngày gây ra suy thận.

– Biến chứng về mắt: Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể. Nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến mù lòa.

– Biến chứng nhiễm trùng: Vi khuẩn sẽ phát triển mạnh hơn nếu như lượng đường trong máu cao. Do đó, người bệnh đái đường dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng răng miệng, nhiễm trùng máu,…

Cách chữa trị bệnh đái đường

Mỗi bệnh nhân sẽ được chỉ định một phác đồ điều trị khác nhau, tùy theo từng tình trạng bệnh và tình hình sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên nhớ những phương pháp quan trọng sau:

– Thứ nhất, ăn uống khoa học và điều độ. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít đường, uống nhiều nước lọc. Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, chất béo, tinh bột từ gạo trắng, bánh kẹo, đồ ăn ngọt, sữa, nước ngọt, rượu bia,… Tập thể dục thường xuyên, ngủ nghỉ đúng giờ, ăn đúng bữa.

XEM THÊM: Chế Độ Ăn Cho Người Tiểu Đường Như Thế Nào Là Khoa Học?

– Thứ hai, thường xuyên đo đường huyết và đi khám định kỳ để theo dõi kết quả điều trị bệnh. Từ đó, tìm ra phương án cải tiến phù hợp.

– Thứ ba, sử dụng thêm các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tốt cho người bệnh đái đường như Dinh dưỡng F1 từ màng gạo lứt. Dinh dưỡng F1 cực kỳ giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và protein cho cơ thể. Nó có tác dụng giữ nước, kéo dài quá trình hấp thu đường. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết, làm chậm quá trình hấp thu đường, kích thích sản xuất insulin để đẩy nhanh quá trình chuyển hóa thành năng lượng. Đặc biệt, nó cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra, nó còn hỗ trợ chữa các bệnh về tiêu hóa, giúp nhuận tràng, phòng ngừa biến chứng tim mạch, huyết áp, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.Dinh dưỡng F1 cho người bệnh tiểu đường

XEM THÊM VỀ SẢN PHẨM DINH DƯỠNG F1 TẠI ĐÂY!

Liên hệ nhận tư vấn trực tiếp!

Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt - thực phẩm “quý hơn vàng” cho cơ thể 250,000 

Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoạiđịa chỉ nhận hàng để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Freeship cho đơn hàng từ 550.000đ. Xin cảm ơn!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *