Thời gian qua, Sống Mạnh Khỏe nhận được một số câu hỏi của bạn đọc về những căn bệnh dễ nhầm lẫn hằng ngày. Trong đó, Chị Nguyễn Thị H. tại Hưng Yên có hỏi: “Tôi 35 tuổi, thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đặc biệt là khi làm việc ngoài nắng và khi đứng lên ngồi xuống nhiều lần. Cho tôi hỏi, đây là dấu hiệu bình thường hay tôi đang mắc bệnh huyết áp thấp?”
Chị H thân mến, để biết chính xác tình trạng sức khỏe của mình, chị nên đến các cơ quan y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất. Dựa theo tình trạng sức khỏe của anh, chúng tôi phỏng đoán chị đang mắc bệnh huyết áp thấp. Chị hãy dùng máy đo huyết áp để biết chính xác mình có đang bị huyết áp thấp không nhé! Nhân tiện đây, chúng tôi giúp Chị H cũng như độc giả nhận biết được căn bệnh huyết áp thấp qua những dấu hiệu điển hình.
Mục lục
Chỉ số huyết áp bao nhiêu là thấp?
Như trường hợp của Chị H, anh cần dùng máy đo huyết áp để biết tình trạng của mình. Khi đo huyết áp, máy đo sẽ hiện ra hai con số. Số lớn hơn là huyết áp tâm thu thể hiện áp lực của lòng động mạch khi tim co bóp và đẩy máu. Số nhỏ hơn là huyết áp tâm trương là áp suất trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp. Với người bình thường, huyết áp ở khoảng 120/80 mmHg.
Khi đo huyết áp, nếu như bạn thấy nhỏ hơn 90/60 mmHg hoặc nhỏ hơn 20 mmHg so với bình thường thì chứng tỏ bạn đang bị bệnh huyết áp thấp.
Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp
- Cơ thể suy nhược: Cảm thấy chân tay rã rời, không có sức để làm việc, cơ thể uể oải, không làm được việc nặng.
- Hoa mắt, chóng mặt: Đây là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp dễ gặp nhất. Khi đi lại, đứng lên ngồi xuống hoặc đang đứng bị chóng mặt ngã xuống.
- Đau đầu nhẹ, choáng váng và ngất: Khi đi nắng, làm việc nặng nhọc thường có dấu hiệu choáng và ngất. Nhiều người thường nghĩ đây là tình trạng “say nắng” thông thường. Nhưng chính xác là nó đang cảnh báo về bệnh hạ huyết áp nguy hiểm.
- Tim đập nhanh: Nhịp tim đập nhanh bất thường hoặc khi có chuyện lo lắng, xúc động.
- Da nhăn nheo, khô và kèm theo rụng tóc.
- Vã mồ hôi nhưng có cảm giác lạnh.
- Thị lực suy giảm, nhìn không rõ các vật ở xa.
- Khó tập trung và dễ nổi cáu.
- Đỏ mặt và luôn có cảm giác hồi hộp.
- Buồn nôn
ĐỌC THÊM: Đâu Là Nguyên Nhân Của Bệnh Huyết Áp Thấp Đe Dọa Tính Mạng Con Người
Điều trị bệnh huyết áp thấp như thế nào?
Sơ cứu ban đầu nếu như gặp người bệnh huyết áp thấp
Nếu như bạn gặp người bị tụt huyết áp bất chợt và có những dấu hiệu mệt lả, ngất xỉu thì bạn nên tiến hành sơ cứu như sau:
– Lập tức đưa người bệnh vào chỗ thoáng mát, để người bệnh nằm thấp đầu, kê cao chân.
– Cho người bệnh uống nước lọc. Nếu có nước gừng, cà phê, nước sâm thì càng tốt.
– Người bệnh có tiền sử bệnh huyết áp thấp thì nên mang theo thuốc kê đơn của bác sĩ để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
– Để người bệnh nghỉ ngơi từ từ hồi phục hoặc đưa đến cơ quan y tế nếu như thấy những dấu hiệu như: ngất xỉu không tỉnh, khó thở, mặt tím tái, nhợt nhạt,…
Điều trị bệnh huyết áp thấp về lâu dài
Để điều trị căn bệnh này về lâu dài, bạn cần xem xét đến nguyên nhân gây bệnh.
– Nếu do suy giảm hoạt động của tuyến giáp dẫn đến huyết áp thấp, bạn nên điều trị tại các cơ quan y tế và theo chỉ định của bác sĩ.
– Nếu bệnh huyết áp thấp không phải do tuyến giáp, bạn có thể áp dụng một vài phương pháp điều trị tại nhà sau:
+ Duy trì chế độ ăn uống đều đặn: Ăn uống đủ chất, đầy đủ dinh dưỡng, không ăn kiêng. Tăng cường bổ sung muối, sắt và uống nhiều nước.
+ Thể dục thể thao đều đặn: Tập thể dục hàng ngày, lên lịch tập và chế độ tập phù hợp với sức khỏe.
+ Duy trì lối sống lành mạnh: Không thức khuya, không rượu bia, thuốc lá,…
ĐỌC THÊM: Với 3 phương pháp này, hàng nghìn người đã điều trị huyết áp thấp thành công
Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thay vì lo lắng khi mắc bệnh huyết áp thấp, bạn hãy phòng ngừa nó ngay từ bây giờ. Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên duy trì lối sống lành mạnh. Thể dục đúng giờ và ăn uống điều độ. Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng máy đo huyết áp để biết chỉ số huyết áp của mình. Ngoài ra, có thể kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng ổn định huyết áp như: Dinh dưỡng F1.
Giới thiệu Dinh dưỡng F1 từ màng gạo lứt giúp ổn định huyết áp
Sở dĩ, huyết áp thấp thường xuyên xảy ra chủ yếu là do cơ thể của bạn thiếu nước và thiếu chất. Dinh dưỡng F1 được làm từ màng gạo lứt cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 9 loại chất cực kỳ tinh túy và chỉ có duy nhất tại màng gạo lứt như vitamin E, B6, polyphenol, oryzanol, hợp chất photpho, magie, kẽm, … là những chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Trong màng gạo lứt cũng có tới hơn 120 chất chống oxy hóa, phòng ngừa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây bệnh ung thư.
Các chất này có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, phòng ngừa bệnh tim mạch cũng như nguy cơ đột quỵ. Nó còn có khả năng ổn định huyết áp và đường huyết trong cơ thể.
ĐỌC THÊM: 5 công dụng của gạo lứt đối với cơ thể mà bạn không thể bỏ qua
Huyết áp thấp không hề nguy hiểm nếu như bạn hiểu rõ về căn bệnh này.
Liên hệ thêm với chúng tôi để biết những thông tin chi tiết nhất về sản phẩm Dinh dưỡng F1:
SỐNG MẠNH KHỎE
Hotline: 0865265456
Website: https://songmanhkhoe.vn/
Email: Songmanhkhoe.vn@gmail.com
Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội