Trong 10 năm gần đây, bệnh nhân mắc tiểu đường tăng nhanh chóng. Trung bình cứ 8 giây lại có 1 người chết vì bệnh. Và có tới 65% bệnh nhân tiểu đường không biết mình mắc bệnh và tới 85% người phát hiện khi có biến chứng nặng nề. Đây đều là những “con số biết nói” và cảnh báo về tình trạng trầm trọng liên quan đến bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường được xem như “kẻ giết người thầm lặng” bởi không có triệu chứng rõ ràng để cảnh giác. Bệnh có biến chứng nặng, đôi khi chi phí điều trị cao gây ra nhiều áp lực về tài chính cho bệnh nhân.
Vậy bệnh tiểu đường là gì, nguyên nhân và cách phòng ngừa ra sao cho hiệu quả? Hãy cùng Sống Mạnh Khỏe tìm hiểu ngay nhé!
XEM THÊM:
Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra 5 dấu hiệu tiểu đường ở giai đoạn sớm
Hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà đơn giản nhất
Y học đã tìm ra cách chữa bệnh tiểu đường tại nhà cực đơn giản
Mục lục
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa mãn tính. Ảnh hưởng đến khả năng sử dụng, sản xuất insulin của cơ thể, từ đó làm tăng lượng đường huyết trong máu. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dinh dưỡng, nạp năng lượng và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về mắt, thận, tim và thần kinh.
Hiểu đơn giản hơn, khi bạn nạp thức ăn vào cơ thể, insulin sẽ có trách nhiệm chuyển hóa lượng glucose nạp vào thành dạng năng lượng glycogen để đi nuôi các tế bào. Nhưng khi insulin sản xuất ra không đủ hoặc nó không hoạt động nữa, lượng glucose (đường huyết) ấy tất nhiên không được chuyển hóa, ở lại trong máu. Lâu ngày, quá trình này khiến lượng đường tích tụ trong máu ngày càng cao gây ra bệnh tiểu đường.
Vì sao bệnh tiểu đường là nhóm bệnh nguy hiểm?
Khả năng gia tăng bệnh “chóng mặt”
Trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ người bệnh tiểu đường tăng lên 200%. Người bị tiền tiểu đường cũng tăng từ 7,7 đến 14%. Dự kiến trong 5 – 10 năm tiếp theo những người bị tiền tiểu đường sẽ sớm chuyển sang tiểu đường tuýp 2 nếu không phát hiện kịp thời. Mặc dù căn bệnh này không lây lan, nhưng lại rất dễ mắc bệnh do chế độ ăn uống thiếu khoa học. Đặc biệt là giới trẻ ngày nay, ăn uống “bừa bãi”. Thích ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, thích ăn khuya, thích ăn ngọt, không có chế độ dinh dưỡng hợp lý,… Với những nhóm này, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là rất cao. Và dự đoán, trong tương lai, số lượng người mắc bệnh tiểu đường sẽ tiếp tục tăng cao nếu không có biện pháp phòng ngừa sớm.
Triệu chứng khó nhận biết
Những người mắc tiểu đường rất khó nhận biết. Có tới 65% người bệnh không biết mình mắc bệnh và tới 85% chỉ phát hiện khi đã có biến chứng nặng nề. Bệnh tiểu đường phát triển rất âm thầm. Nó là cả quá trình tích tụ rất dài ngày gây nên. Các biểu hiện của bệnh cũng hết sức bình thường, nếu không chú ý thì rất khó nhận ra. Chỉ khi bệnh đã chuyển biến nặng, có những biến chứng nguy hiểm thì mới đến gặp bác sĩ. Khi ấy, phát hiện bệnh tiểu đường đã ở giai đoạn muộn.
Cách duy nhất để nhận biết tiểu đường ở giai đoạn sớm là thường xuyên đo đường huyết và khám sức khỏe định kỳ.
Biến chứng khó lường
Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhất là ở các biến chứng khó lường và diễn biến nhanh chóng. Lượng đường huyết trong máu cao dẫn đến nhiều nguy hại như: nhiễm trùng máu, nhồi máu cơ tim, tắc động mạch, huyết áp cao, suy thận, hoại tử, mù lòa,… Những biến chứng này có thể diễn biến rất nhanh và diễn ra đồng thời nếu như không kiểm soát kịp thời.
Bệnh tiểu đường có những loại nào?
Tiểu đường được chia làm 4 loại và nhóm tiểu đường tuýp 2 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.
Tiểu đường Tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 là chứng rối loạn tự miễn. Nghĩa là, hệ miễn dịch trong cơ thể “nhận nhầm” insulin là một tác nhân nguy hiểm và sẽ chống lại các insulin. Lúc này, insulin không được sản xuất ra, hoặc có một lượng rất ít không đủ để chuyển hóa đường huyết. Từ đó, gây ra bệnh tiểu đường.
Người ta còn gọi đây là loại tiểu đường phụ thuộc insulin. Với nhóm bệnh nhân này, phải trực tiếp tiêm insulin vào cơ thể hằng ngày để đảm bảo đủ insulin chuyển hóa đường. Nhóm đối tượng chính mắc tiểu đường tuýp 1 là trẻ em từ 4 – 7 tuổi và trẻ vị thành niên từ 10 – 14 tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 1:
– Yếu tố di truyền – bố, mẹ hoặc anh chị em bị mắc bệnh
– Tiếp xúc với các virus gây bệnh
– Có sự xuất hiện của kháng thể bệnh tiểu đường
– Thiếu hụt Vitamin D
Tiểu đường Tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là bệnh không phụ thuộc vào insulin. Có tới 90% người mắc bệnh tiểu đường thuộc nhóm này. Nhóm bệnh này thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành tuy nhiên ngày càng trẻ hóa do tỷ lệ béo phì tăng cao.
Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học dẫn đến lượng đường huyết vào cơ thể quá nhiều, insulin bị “quá tải”, không chuyển hóa kịp thành năng lượng. Lâu dần, đường sẽ tích tụ lại trong máu. Ngoài ra, khi lượng đường cao, tuyến tụy phải “vất vả” hơn để sản xuất thêm nhiều insulin, lâu dần, khả năng sản xuất insulin cũng bị suy giảm. Càng ngày, lượng insulin càng ít đi sẽ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2:
– Thừa cân, béo phì
– Di truyền (dù không phải 100% nhưng những người có ông bà, bố mẹ mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh cũng cao hơn)
– Ăn uống thiếu khoa học: ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ ngọt, đồ chứa tinh bột xấu, nhiều chất béo nhưng lại ít rau xanh, vitamin, chất xơ,…
– Lười vận động, tập thể dục
– Người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp cũng rất dễ mắc bệnh tiểu đường.
Tiểu đường tuýp 3
Tiểu đường tuýp 3 mới chính thức được ngành y học công nhận vào năm 2005. Nó được coi như một dạng biến chứng của tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nghĩa là, chỉ những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 thì mới mắc tiểu đường tuýp 3. Các nhà khoa học cho rằng, insulin không chỉ được sản xuất từ tuyến tụy, mà còn được sản xuất từ não. Lượng insulin từ não có tác dụng hình thành và ghi nhớ ký ức. Nếu một ngày, lượng insulin này không được sản xuất ra nữa thì toàn bộ ký ức sẽ không được ghi chép lại.
Tức là ở nhóm tiểu đường tuýp 3, người bệnh thiếu hụt insulin ở não gây ra tình trạng nhớ nhớ quên quên, lú lẫn và mất trí nhớ hoàn toàn. Biểu hiện này tương đối giống với bệnh Alzheimer nên rất khó phân biệt. Nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 3 vẫn chưa thể xác định chính xác. Nhưng những biến chứng của nó cực kỳ nguy hiểm. Những người mất trí nhớ hoàn toàn sẽ có khả năng bị đột quỵ cực cao.
Tiểu đường thai kỳ
Nhóm bệnh loại này xảy ra trong thời gian người phụ nữ mang thai và “lặn mất tăm” sau khi sinh. Tuy nhiên việc bị tiểu đường trong thời gian thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Và những người có tiền sử tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường sau đó cao gấp đôi người bình thường.
Biểu hiện bệnh tiểu đường là gì?
Cả 4 loại tiểu đường trên đều có chung những biểu hiện. Những biểu hiện này có thể không thực sự rõ ràng, khiến người bệnh rất khó nhận biết.
– Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi
– Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều
– Ngứa, đau hoặc tê ở tay/chân (thường xuất hiện ở những ai bị tiểu đường tuýp 2)
– Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều
– Bị sụt cân (thường xuất hiện ở những ai bị tiểu đường tuýp 1)
– Thường xuyên có cảm giác đói, đặc biệt là thèm đồ ngọt
Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng khác như:
– Khô miệng
– Mờ mắt
– Chậm lành vết loét hoặc vết cắt
– Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ
– Nhiễm nấm men hoặc nấm candida
– Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo
Biến chứng của bệnh tiểu đường như thế nào?
Thế giới có 3 đại dịch lớn là ung thư, tim mạch, AIDS thì giờ tiểu đường trở thành đại dịch thứ 4. Bởi chính sự chủ quan của người bệnh đã dẫn đến những biến chứng nặng nề.
Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn. Bạn có thể cảm thấy cồn cào, run rẩy, choáng váng đánh trống ngực,…có thể gây hôn mê hoặc thậm trí gây tử vong nếu không chữa kịp thể.
Nguyên nhân gây ra biến chứng này có thể do dùng liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin, ăn kiêng quá mức, uống rượu nhiều,… Nếu bị hạ đường huyết ở thể nhẹ thì có thể ăn cháo loãng, soups, nghỉ ngơi hoặc uống nước đường. Trường hợp hạ đường huyết nặng cần phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu ngay.
Biến chứng mạn tính
Bản chất của bệnh này là rối loạn chuyển hóa đường mạn tính. Hậu quả là làm tăng đường huyết kéo dài và có thể gây nguy hiểm, có thể tử vong.
– Biến chứng hệ tim mạch: Tổn thương tim mạch như bệnh cao huyết áp, mạch vành tim, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
– Biến chứng thần kinh ngoại biên: Tổn thương thần kinh như thần kinh thực vật và bệnh thần kinh ngoại biên. Nếu không chữa kịp thời có thể phải cắt cụt chân hoặc bị tử vong.
– Biến chứng đến thận: Tổn thương thận như suy giảm chứng năng lọc, bài tiết của thận và suy thận nặng.
– Biến chứng mắt: do những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Ngoài ra có thể bị đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù lòa.
– Biến chứng nhiễm trùng: Lượng đường trong máu quá cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng hệ tiêu hóa,…
Điều trị bệnh tiểu đường như thế nào?
Điều trị tiểu đường rất khó khăn. Có tới 50% sự thành công khi chữa bệnh là do chế độ ăn uống, vận động và sự tuân thủ đơn thuốc của bệnh nhân. Cụ thể, các phương pháp điều trị tiểu đường cần chú ý là:
Ăn uống khoa học
Thế nào là một chế độ ăn uống khoa học?
– Thứ nhất, ăn ít đường bột như: bánh, kẹo, bánh mì, bún, miến, cơm trắng, các loại bột, sữa và các chế phẩm từ sữa,…
– Thứ hai, ăn ít đồ chiên rán, chất béo, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nước ngọt, rượu bia, đồ uống có ga,…
– Thứ ba, bổ sung thật nhiều rau xanh và trái cây ít đường (táo, lê, cam, bưởi, dâu tây, cherry,..) để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
– Thứ tư, thay thế cơm gạo trắng bằng gạo lứt, hạt đậu, yến mạch, khoai mì lứt,…và uống nhiều nước trong ngày.
– Thứ năm, ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn uống đúng giờ, không để quá lo hay quá đói, không ăn đêm.
Vận động thường xuyên
Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao bằng những bài tập nhẹ nhàng. Mỗi ngày từ 30 phút – 1 tiếng tập luyện sẽ tăng cường sức khỏe, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa trong cơ thể. Các nghiên cứu cũng cho rằng, việc tập luyện sẽ khiến insulin được sản xuất ra nhiều hơn. Đồng thời, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Tuân thủ theo phác đồ điều trị
Tùy theo tình trạng sức khỏe, mức độ tiểu đường và loại tiểu đường ở từng người mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị riêng. Bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, thường xuyên đo đường huyết tại nhà để theo dõi chỉ số đường huyết và đo mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị. Nên đến bác sĩ kiểm tra định kỳ để được tư vấn điều trị thích hợp và kịp thời phát hiện các biến chứng. Có rất nhiều trường hợp đến bệnh viện trong tình trạng biến chứng nặng, rất nguy hiểm. Và tuyệt đối, không chủ quan với bệnh.
Sử dụng Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt để bổ sung dinh dưỡng
Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn riêng, nhưng không có nghĩa là phải kiêng khem quá nhiều. Điều này chỉ khiến bạn bị suy nhược cơ thể, không còn sức để “chống lại” bệnh tật. Bệnh tiểu đường cần nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, protein, chất béo, chất đạm, magie, canxi, kali, mangan,… để ổn định đường huyết và nạp đủ dinh dưỡng. Thật may mắn, tất cả những chất kể trên đều có trong phần màng cám của hạt gạo lứt. Dinh dưỡng F1 cũng chính là được sản xuất ra từ phần màng cám gạo này.
Phần màng cám nếu tách thông thường thì không sử dụng được vì nó sẽ bị oxy hóa, biến đổi ngay khi ra ngoài không khí. Vậy nên, phần cám sau khi xát gạo đa phần bỏ đi. Mặc dù, đây là phần giàu giá trị dinh dưỡng nhất trong hạt gạo. Biết được điều đó, Tiến sĩ, nhà khoa học Bùi Huy Thanh đã sáng chế ra công nghệ tách – chiết xuất màng gạo lứt mà còn nguyên chất dinh dưỡng. Từ đó, cho ra đời sản phẩm Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt.
Sản phẩm này có công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, ổn định đường huyết, bổ sung dinh dưỡng toàn diện, nhuận tràng, phòng ngừa biến chứng tim mạch, huyết áp, bảo vệ hệ tiêu hóa,…
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại và địa chỉ nhận hàng để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Freeship cho đơn hàng từ 550.000đ. Xin cảm ơn!
XEM THÊM THÔNG TIN VỀ DINH DƯỠNG F1 TẠI ĐÂY
Hotline: 0865265456
Website: https://songmanhkhoe.vn/
Email: Songmanhkhoe.vn@gmail.com
Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại và địa chỉ nhận hàng để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Freeship cho đơn hàng từ 550.000đ. Xin cảm ơn!