Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ thường xuyên xảy ra do hệ tiêu hóa của bé chưa được ổn định và chưa thích nghi kịp với sự thay đổi từ sữa mẹ sang bột, cháo, cơm và các loại thức ăn lạ miệng. Vậy nên, các mẹ cần biết về những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ để kịp thời phát hiện tình trạng của con mình. Tránh những trường hợp đáng tiếc như để quá nặng, dẫn đến viêm ruột, chậm lớn, còi xương,…
XEM THÊM:
Tất cả những điều cần biết về chứng rối loạn tiêu hóa
Mục lục
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là gì?
Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa co thắt bất thường, gây nên tình trạng đau bụng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy,…. Ở trẻ em, rối loạn tiêu hóa có thể là do ăn uống không hợp vệ sinh, hệ miễn dịch kém khiến cho hệ tiêu hóa bị các vi khuẩn có hại tấn công, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển khỏe mạnh về thể chất của bé. Có thể thấy, mặc dù chứng rối loạn tiêu hóa không quá nguy hiểm ở người lớn, nhưng ở trẻ nhỏ thì có thể cản trở sự phát triển của bé, gây ra còi xương, chậm lớn.
Vì thế, các mẹ cần hết sức lưu ý đến những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa để phát hiện tình trạng của con và có hướng điều trị kịp thời.
Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Nếu các mẹ thấy con có một trong những dấu hiệu sau đây, rất có thể bé đã bị rối loạn tiêu hóa.
1. Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa dễ nhận biết nhất ở trẻ. Nếu bạn thấy bé bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng quá 3 lần/ 1 ngày, kéo dài liên tục vài ngày thì chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé đang có vấn đề. Một số bé đi ngoài sẽ có màu xanh, xuất hiện chất nhầy, thậm chí là đi ngoài ra máu. Lúc này, mẹ cần xem lại sữa – đồ ăn – môi trường sống của bé có gặp vấn đề gì không. Nếu vài ngày mà không hết thì nên đưa bé đi khám ngay lập tức. Khi bé bị tiêu chảy, cũng nên cho bé uống nhiều nước sôi để nguội để tránh tình trạng mất nước.
2. Táo bón
Ngoài tiêu chảy thì một số em bé sẽ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa là bị táo bón. Tình trạng này xảy ra khi bé ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn nhiều chất đạm hoặc đồ khó tiêu hóa,… Vài ngày bé mới đi đại tiện một lần, khi đi thường phải rặn mạnh, bị đau bụng, khó tiêu, căng cứng bụng,… Tình trạng này kéo dài lâu sẽ khiến cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng, bị còi xương, chậm lớn. Cần đưa bé đi gặp bác sĩ nếu như bị táo bón nặng.
3. Nôn trớ
Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi ăn quá no, ăn đồ không hợp với dạ dày, ăn uống không đúng bữa,… Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Nếu như trẻ thường xuyên nôn trớ, ăn một chút lại nôn ra thì mẹ nên xem xét thay đổi chế độ ăn cho bé. Nếu vẫn không thấy hiệu quả thì đưa bé đi khám ngay để sớm phát hiện nguyên nhân và điều trị.
4. Biếng ăn
Rối loạn tiêu hóa sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ. Nếu con bạn đang ăn uống bình thường, bỗng dưng chán ăn, kén ăn, lười ăn thì rất có thể hệ tiêu hóa của bé đang có vấn đề. Hệ tiêu hóa kém dẫn đến khả năng chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng kém. Bé lúc nào cũng cảm thấy no, lưng bụng nên không muốn ăn thêm gì khác. Trẻ biếng ăn thì sẽ còi xương, bố mẹ chăm cũng rất mệt. Nên hãy đi khám sớm nếu như bé biếng ăn trong thời gian dài nhé!
5. Chướng bụng, ợ hơi
Nếu bạn sờ bụng bé thấy to hơn bình thường, căng cứng thì đó chính là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, bé cũng xì hơi và ợ hơi nhiều hơn bình thường.
Cách phòng tránh và điều trị những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Để phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng rối loạn tiêu hóa, các mẹ nên chú ý một vài điều sau:
– Thứ nhất, từ khi mang thai, mẹ phải ăn uống điều độ, đủ chất, không sử dụng chất kích thích và không ngửi mùi thuốc lá.
– Thứ hai, trong 6 tháng đầu, mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn để nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bổ sung nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
– Thứ ba, trong quá trình cho con bú, mẹ phải ăn uống đủ chất, đầy đủ vitamin, khoáng chất và sử dụng đồ ăn sạch, đảm bảo vệ sinh.
– Thứ tư, khi cho bé ăn dặm thì nên chọn đồ ăn đảm bảo vệ sinh. Chia nhỏ các bữa ăn cho con và không để con ăn quá no. Nên thay đổi thực đơn liên tục, tránh cho bé ăn một món duy nhất. Đảm bảo bé ăn đủ chất đạm, chất béo, protein, vitamin, chất xơ và khoáng chất.
– Thứ năm, giữ vệ sinh cho bé và vệ sinh môi trường xung quanh.
– Thứ sáu, rèn luyện thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa. Bổ sung thêm các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như khoai lang, rau xanh, chuối, sữa chua,….
– Thứ bảy, không tự ý sử dụng thuốc và đến các cơ sở y tế để khám nếu như bé có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa nặng.
Tăng cường miễn dịch hệ tiêu hóa nhờ Bữa ăn dinh dưỡng D2
Dinh dưỡng D2 được làm từ mầm đậu nành và tinh chất màng cám gạo lứt, là sản phẩm lợi khuẩn hàng đầu và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Công dụng của Bữa ăn dinh dưỡng D2 là:
– Cải thiện bộ máy tiêu hóa, giúp việc đồng hóa thức ăn tốt và tránh được hiện tượng tiêu chảy, táo bón,…
– Cung cấp trên 120 chất kháng oxy hóa, bảo vệ các tế bào của cơ thể bị xâm hại bởi các gốc tự do.
– Cải thiện chứng năng gan
– Giảm mỡ bụng, ngăn ngừa các bệnh liên quan tới mỡ máu
– Tăng cường năng lượng cho cơ thể
– Thay thế bữa ăn phụ, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày.
– Tăng cường sức khỏe, hạn chế quá trình lão hóa;
– Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, xương, huyết áp, tiểu đường, đại tràng, táo bón;
– Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và các rối loạn chuyển hóa.
Lưu ý: Chỉ dùng cho bé trên 1 tuổi, không dùng cho trẻ sơ sinh.
XEM THÊM VỀ BỮA ĂN DINH DƯỠNG D2
Liên hệ để được tư vấn trực tiếp:
SỐNG MẠNH KHỎE
Hotline: 0865265456
Website: https://songmanhkhoe.vn/
Email: Songmanhkhoe@gmail.com
Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội