Sinh con đã khó, chăm con còn khó hơn. Chị Nguyễn Lê Thủy chia sẻ với chúng tôi rằng: từ khi sinh con xong, lúc nào chị cũng quay cuồng với việc chăm con ăn, lúc con ốm. Từ khi 2 tuổi, bé nhà chị còn bị táo bón liên tục, ăn kém, chậm lớn hẳn so với bạn bè cùng trang lứa. Nay chị muốn tham khảo các mẹ xem có bí quyết nào điều trị táo bón ở trẻ để giúp con khỏi bệnh, hay ăn chóng lớn hơn không?
Ngay khi chị Thủy chia sẻ bài viết này trên mạng thì có rất nhiều mẹ đã vào chia sẻ cách trị táo bón và những kinh nghiệm chăm con khi bị táo bón. Dưới đây, chúng tôi cũng đã tổng hợp ý kiến của chuyên gia và đưa ra những cách tốt nhất để trẻ tránh tình trạng táo bón.
Mục lục
Biểu hiện táo bón ở trẻ
Làm thế nào để phát hiện con mình có đang bị táo bón hay không? Nhiều mẹ quá bận rộn nên không thể thường xuyên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ. Nhưng chỉ cần mẹ để ý lưu tâm một chút là có thể biết được con mình có đang bị táo bón hay không. Táo bón ở trẻ thường sẽ có những biểu hiện sau:
– Chán ăn: Trẻ bị táo bón sẽ cảm thấy rất khó chịu, không muốn ăn nên thường sẽ có biểu hiện bướng ăn, ăn ít, quấy khóc khi ăn.
– Đau bụng: táo bón ở trẻ sẽ gây ra tình trạng đau bụng, đặc biệt là đau tức bụng dưới. Kèm theo đó là biểu hiện chướng bụng, đầy bụng, bụng sưng to.
– Cơ thể mệt mỏi, chậm lớn: Đa số những trẻ bị táo bón hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa đều sẽ chậm phát triển do cơ chế hấp thu và đào thải chậm.
– Đi đại tiện không đều: Bình thường, mỗi ngày trẻ sẽ đi đại tiện một lần. Nhưng nếu bị táo bón thì phải khoảng 2 – 3 ngày mới đi đại tiện một lần. Mỗi lần đi đều đau bụng, khó đi, thậm chí phải dùng đến thuốc mới có thể đi đại tiện được.
Nếu mẹ thấy con có dấu hiệu chướng bụng, đi đại tiện không đều thì nên đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp nhất với tình hình sức khỏe của bé nhé!
Trẻ bị táo bón sẽ gặp phải những nguy hiểm gì?
Táo bón ở trẻ có gây ra nguy hiểm gì không? Nhiều mẹ rất chủ quan, nghĩ rằng trẻ táo bón chỉ là nhất thời, qua một thời gian bé sẽ tự khỏi. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Táo bón ở trẻ do 2 nguyên nhân: hoặc do đường ruột có vấn đề, hoặc do chế độ ăn uống chưa phù hợp. Với những bé do ăn uống chưa phù hợp thì có thể cải thiện khi thay đổi chế độ ăn. Nhưng với những bé do đường ruột có vấn đề thì cần phải đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu trẻ bị táo bón không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh về đường ruột, ảnh hưởng đến gan – thận. Nếu lâu ngày không điều trị có thể dẫn đến bệnh trĩ, còi xương, chậm lớn, kém hấp thu ở trẻ. Trẻ phát triển kém sẽ còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, có thể tạo điều kiện cho nhiều căn bệnh khác phát triển. Tóm lại, với một bé bị táo bón, nếu chỉ trong 1 vài ngày thì có thể khắc phục được và không nguy hiểm gì. Nhưng nếu kéo dài sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Cách trị táo bón ở trẻ hiệu quả
Làm thế nào để trị táo bón ở trẻ được hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé? Các mẹ hãy làm theo những cách sau đây nhé!
Bước đầu tiên là mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ trực tiếp để xem hệ tiêu hóa của con có vấn đề gì không? Nếu hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chỉ là do ăn uống thì các mẹ có thể giúp bé điều trị tại nhà bằng cách sau:
Thứ nhất, bổ sung nhiều rau xanh cho bé
Trong bữa ăn hằng ngày nên cho bé bổ sung nhiều rau xanh và các loại hoa quả hơn cho bé. Trong rau xanh có nhiều chất xơ, vitamin, có thể làm mềm phân, kích thích quá trình tiêu hóa. Đồng thời, giúp nhu động ruột hoạt động mạnh hơn, ngừa táo bón hiệu quả. Đặc biệt, các loại rau như rau ngót, rau lang, rau lá xanh,… được khuyến khích sử dụng nhiều trong bữa ăn của bé.
ĐỌC THÊM:Chuyên Gia Dinh Dưỡng Giải Đáp: Ăn Gì Tốt Cho Tiêu Hóa?
Thứ hai, hạn chế đồ ăn nhanh
Các món ăn nhanh như xúc xích, thịt hộp, cá hộp,… hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến cho hệ tiêu hóa kém đi. Từ đó, dễ sinh ra táo bón ở trẻ. Trẻ em nên ăn nhiều món luộc, hấp, các món ăn dễ tiêu như rau xanh, hoa quả, thịt mềm. Không nên ăn nhiều trứng trong bữa ăn vì dễ sinh ra khó tiêu.
Thứ ba, thường xuyên cho bé vận động
Quá trình vận động hằng ngày sẽ giúp cơ thể được hoạt động, kích thích ruột hoạt động, để phân di chuyển nhanh hơn. Với các bé bị táo bón lâu ngày thì cần phải xoa bụng cho bé vào mỗi buổi sáng kết hợp với việc tập luyện mỗi ngày để cải thiện.
Thứ tư, kết hợp với những món ăn nhuận tràng mỗi ngày
Các món ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ bao gồm:
– Sữa chua
– Khoai lang
– Táo
– Đu đủ
– Hạt chia
Đặc biệt, mỗi ngày ăn một hộp sữa chua sẽ giúp lợi khuẩn, bổ sung men tiêu hóa, giúp giảm táo bón, tiêu hóa tốt.
Nếu trường hợp táo bón của bé qua thời gian dài mà không được cải thiện thì bạn nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bé.
Quá trình điều trị táo bón ở trẻ không chỉ một hai ngày mà khỏi được. Vậy nên, các mẹ cần kiên trì nhé! Chúc các mẹ thành công!!
Gợi ý phương pháp trị táo bón, giúp nhuận tràng, tiêu hóa tốt bằng bột ngũ cốc từ màng tinh chất gạo lứt – Dinh dưỡng F1!
SỐNG MẠNH KHỎE
Hotline: 0865265456
Website: https://songmanhkhoe.vn/
Email: Songmanhkhoe@gmail.com
Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội