0865.265.456

Nếu trong nhà có người bị rối loạn tiêu hóa thì chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt cần được điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, mặc dù biết phải ăn nhiều rau, đủ dinh dưỡng nhưng lại không biết nấu bao nhiêu cho đủ. Vậy thì, thực đơn sau đây dành cho người rối loạn tiêu hóa chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Nhớ lưu lại để áp dụng hằng ngày nha!

XEM THÊM:

Tất cả những điều cần biết về chứng rối loạn tiêu hóa

3 sai lầm trầm trọng hay mắc phải khi chữa rối loạn tiêu hóa

10 loại thức ăn dễ tiêu hóa cho người đường ruột kém

Dinh dưỡng hằng ngày cho người rối loạn tiêu hóa

Trước khi đến với phần chi tiết về thực đơn hằng ngày cho người rối loạn tiêu hóa, bạn cần biết, họ nên ăn gì thường xuyên? Biết những điều này sẽ giúp bạn thay đổi linh hoạt thực đơn theo sở thích và điều kiện của từng gia đình.

dinh dưỡng cho người rối loạn tiêu hóa

– Bổ sung đầy đủ nước hằng ngày, từ 2 – 2,5 lít, tùy cân nặng và thể trạng. Nếu bị tiêu chảy thì cần bổ sung thêm kali, natri.

– Mỗi tuần ít nhất ăn 3 bữa cá biển hoặc trứng.

– Ăn sữa chua thường xuyên, ít nhất là 2 ngày một hộp để bổ sung men vi sinh có lợi cho đường ruột.

– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đặc biệt là chuối, ổi để cung cấp đủ vitamin và chất xơ cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.

– Bổ sung đầy đủ chất đạm, đặc biệt là thịt trắng như thịt gà, vịt hoặc các loại thịt “giả” như đậu phụ,…

– Hạn chế bia rượu, đồ uống có ga, có chứa caffeine, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Nắm vững những nguyên tắc này, bạn có thể tự xây dựng được thực đơn hoàn hảo cho người rối loạn tiêu hóa.

Thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa

Để thuận tiện hơn cho người bệnh, chúng tôi đã xây dựng một thực đơn sẵn có dành cho người bị rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo và làm theo hoặc biến hóa linh hoạt theo từng tuần.

Giờ ăn Thứ 2 + Thứ 5 Thứ 3 + Thứ 6 + Chủ Nhật Thứ 4 + Thứ 7
7 giờ sáng – Cháo thịt nạc
+ gạo: 50g
+ thịt nạc: 30 g

– Sữa chua đậu tương (150g) hoặc sử dụng 1 hộp sữa chua thường

– Súp thịt bò + cà rốt + khoai tây
+ Thịt bò: 30g
+ Cà rốt: 50g
+ Khoai tây: 150g

– Sữa chua: 1 hộp sữa chua thường hoặc sữa chua nha đam

– Bánh mì ruốc thịt nạc
+ Bánh mì: 1/2 cái
+ Ruốc thịt nạc: 15g

– 1 hộp sữa chua vị tùy chọn                                    

11h trưa – Cơm: 2 lưng bát cơm

– Thịt nạc viên hấp: 50g

– Canh rau ngót thịt băm
+ Rau ngót: 50g
+ Thịt nạc: 10g

– 1 quả chuối

– Cơm: 2 lưng bát cơm

– Cá lục rim mắm: 100g

– Canh rau cải nấu tôm nõn:
+ Rau cải: 50g
+ Tôm nõn: 10g

– 1 quả bơ vừa hoặc 1 quả táo

– Cơm: 2 lưng bát cơm

– Thịt gà hấp xé phay: 100g

– Bắp cải luộc nhừ: 100g

– 2 miếng đu đủ hoặc 2 miếng dứa

14h chiều – Sữa đậu nành: 1 cốc 200ml – Sữa chua: 1 hộp – Khoai lang: 1 củ
18h chiều – Cơm: 2 lưng bát cơm

– Đậu phụ luộc qua: 2 cái

– Cá thu kho: 100g

– Rau muốn non luộc nhừ: 100g

– 1 quả táo hoặc 1 quả đào

– Cơm: 2 lưng bát cơm

– Thịt băm viên hấp trứng: 100g
+ Thịt băm: 60g
+ Trứng gà: 2 quả

– Canh xương bí xanh:
+ Bí xanh: 100g
+ Xương: 20g

– Xoài chín: 1/2 quả

– Cơm: 2 lưng bát cơm

– Thịt nạc luộc: 100g

– Su su hoặc bí xanh luộc nhừ: 100g

– Chuối: 1 quả

Với thực đơn cho người bị tiêu hóa trên, hy vọng người bệnh sẽ có những bữa ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng.

thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa

Những thực phẩm người tiêu hóa kém không nên ăn

Bên cạnh những món ăn bổ dưỡng thì cũng có nhiều loại thực phẩm mà người rối loạn tiêu hóa nên kiêng (hạn chế) để đảm bảo không ảnh hưởng “xấu” đến hệ tiêu hóa. Cụ thể, dưới đây là những thực phẩm bạn nên kiêng:

– Thực phẩm không đảm bảo nguồn gốc: Người bị rối loạn tiêu hóa thường rất nhạy cảm với đồ ăn. Với những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chứa chất bảo quản, chất kích thích chắc chắn sẽ gây nguy hại cho đường ruột. Đặc biệt là khi mua rau, mua thịt ngoài chợ, cần hết sức lưu ý.

– Bia, rượu, thuốc lá: Đây là những “món khắc tinh” không bao giờ xuất hiện trong thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa. Chúng có thể tiêu diệt nhiều vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa trong dạ dày và đường ruột.

– Đồ ăn tái sống: Nếu bị rối loạn tiêu hóa hoặc đường ruột kém thì nên tránh các loại đồ ăn sống hoặc tái như gỏi, tiết canh, sushi,… bởi hệ tiêu hóa có thể phản ứng với các loại đồ ăn này, gây tình trạng đau bụng, tiêu chảy.

– Trái cây có vị chua: Trái cây chua có nhiều axit, có thể làm mòn niêm mạc dạ dày và đường ruột, có thể gây tình trạng loét dạ dày, trào ngược dạ dày, rất nguy hiểm.

– Sữa bò và các chế phẩm từ sữa: Đây cũng là món ăn được loại trừ trong thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa vì nó rất khó tiêu hóa, gây đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

– Đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng không nên ăn vì sẽ khiến nhu động ruột hoạt động khó hơn.

Giải pháp chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt chính là sản phẩm từ tự nhiên rất tuyệt vời đối với hệ tiêu hóa. Sản phẩm này được làm hoàn toàn từ phần màng cám bên ngoài của hạt gạo lứt. Theo các nghiên cứu trên thế giới, màng gạo lứt chỉ chiếm khoảng 7 – 15% trọng lượng hạt gạo nhưng lại chiếm tới 65% giá trị sử dụng. Toàn bộ phần màng mỏng này chứa lượng lớn chất xơ, vitamin E, vitamin B6, mangan, kẽm, magie, omega 3,6 và rất nhiều khoáng chất khác rất có lợi cho đường ruột và quá trình tiêu hóa.

Sử dụng dinh dưỡng F1 hàng ngày có thể làm sạch ruột tự nhiên, an toàn và hiệu quả, tăng cường các vi sinh vật có lợi, đẩy lùi vi sinh vật có hại mang lại sự cân bằng vốn có cho đường ruột. Sản phẩm thích hợp với người mới ốm dậy, trẻ nhỏ biếng ăn, người tiêu hóa kém, người mắc bệnh về đường ruột, giúp nhuận tràng, sạch ruột, tiêu hóa nhanh.

XEM THÊM VỀ DINH DƯỠNG F1 TỪ TINH CHẤT GẠO LỨT

Dinh dưỡng F1 tốt cho hệ tiêu hóa

Tìm hiểu thêm

Liên hệ để được tư vấn trực tiếp:

SỐNG MẠNH KHỎE

Hotline: 0865265456

Website: https://songmanhkhoe.vn/

Email: Songmanhkhoe@gmail.com

Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *