Những thói quen sinh hoạt thường ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ tới não bộ chúng ta. Cùng Songmanhkhoe tìm hiểu những thói quen làm giảm trí nhớ qua bài viết này.
Nói không với những thói quen sau nếu bạn muốn có bộ não cá vàng
Trí nhớ kém, giảm sút trí nhớ không chỉ là kết quả của tuổi già mà nó còn bị ảnh hưởng bởi những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là những thói quen tiêu biểu khiến trí nhớ của chúng ta bị giảm sút.
1. Ngủ sau 23h
Khoa học đã chỉ ra rằng, sau 23h quá trình lão hóa tế bào não bộ sẽ diễn ra rất nhanh. Lúc này, não bộ cần được nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc. Nếu bạn ngủ quá muộn sau 23h đêm, quá trình lão hóa tế bào não bộ sẽ diễn ra nhanh hơn. Kết quả là trí nhớ sẽ bị giảm sút.
2. Hút thuốc
Hút thuốc không chỉ gây ảnh hưởng đến phổi, gây ra những chứng bệnh ung thư mà nó còn ảnh hưởng đến não bộ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi hút thuốc nó sẽ cản trở quá trình đưa oxi lên não bộ. Khi não bộ thiếu oxi sẽ hoạt động kém hơn và gây ảnh hưởng tới trí nhớ.
Với phụ nữ, cho dù họ không phải là những người trực tiếp hút thuốc. Tuy nhiên, khi họ hít phải khí thuốc lá, khí đó cũng sẽ ảnh hưởng tới phổi và một phần đi lên não. Nó sẽ gây cản trở quá trình ghi nhớ của não bộ.
3. Sử dụng nhiều chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia,… đều có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là làm giảm khả năng ghi nhớ của não bộ.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, các chất kích thích có ảnh hưởng rất lớn tới trí nhớ dài hạn. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhớ lại thông tin.
4. Thiếu ngủ
Khi thiếu ngủ, không một cơ quan nào có thể hoạt động tốt cả. Khi bạn thiếu ngủ, cơ thể bạn sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi cũng như tái tạo năng lượng. Điều này sẽ khiến não bộ khó tiếp nhận cũng như nhớ lại thông tin. Đây cũng là lý do tại sao chúng ta lại được khuyên nên ngủ trung bình 7 đến 9 tiếng mỗi đêm.
Có hai lý do chính chứng minh cho việc thiếu ngủ lại gây suy giảm trí nhớ.
Đầu tiên, khi cơ thể bạn mệt mỏi sẽ rất khó để tập trung cũng như thu nhận thông tin.
Thứ hai, ngủ là một hoạt động giúp cho trí não sắp xếp lại thông tin. Nghĩa là, khi thiếu ngủ, sẽ chẳng có bất kì thông tin nào được đưa lại vào não bộ của bạn cả.
Bởi vậy, bạn nên cho cơ thể cũng như não bộ của bạn có đủ thời gian để nghỉ ngơi.
5. Uống ít nước
90% cơ thể là nước và 70-80% não bộ là nước. Điều này cho thấy rằng nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của não bộ. Các hoạt động của não rất cần nước, do đó nếu bạn cung cấp không đủ nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não bộ, trong đó có trí nhớ.
6. Ít vận động
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não, qua đó giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. Một lối sống ít vận động đồng nghĩa với việc sở hữu một trí nhớ kém.
7. Lười giao tiếp
Ngôn ngữ được một vùng não bộ quản lí. Khi bạn ít giao tiếp, sự biểu đạt của ngôn ngữ không được vận động tối đa, nó sẽ dần dần làm suy giảm trí nhớ của bạn. Do đó, bạn nên tích cực thực hiện các hoạt động giao tiếp, thuyết trình,… sẽ khiến não bộ bạn nhanh nhạy hơn đấy.
Ngoài việc điều chỉnh những thói quen xấu trên, bạn cũng nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày những loại thực phẩm tốt cho trí não cũng như trí nhớ. Những loại thực phẩm tiêu biểu như các loại trứng, mật ong, cá hồi,… và một số loại thảo dược như đông trùng hạ thảo, sâm, long nhãn, nấm linh chi,…
Trên đây là những thói quen làm giảm trí nhớ mà Songmanhkhoe muốn chia sẻ với bạn đọc. Nếu bạn cũng đang có một trong số những thói quen trên thì nên khắc phục ngay nhé. Đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè và người thân xung quanh cùng biết nhé!
-Nhóm biên tập Sống mạnh khỏe-