Không biết ở đây đã có mẹ bầu nào bị táo bón khi mang thai chưa? Thực lòng bị táo bón rất cực. Đi đại tiện khó khăn, bụng khó chịu, đầy bụng, chướng bụng, thậm chí là còn âm ỉ đau. Mẹ táo bón khó tiêu, không dám ăn uống nhiều cũng khiến con trong bụng đói hơn. Mỗi lần đi vệ sinh là chảy nước mắt, đau đớn vô cùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về tình trạng táo bón khi mang thai.
Mục lục
Tại sao bà bầu thường bị táo bón khi mang thai?
Khi mang bầu, cơ thể có nhiều sự thay đổi lớn, các hormone trong cơ thể biến đổi nhiều nên có thể khiến mẹ bầu gặp phải nhiều bệnh. Trong đó, bệnh táo bón là thường gặp phải nhất. Lý do gì khiến các bà bầu thường bị táo bón khi mang thai?
– Thứ nhất, do thai nhi phát triển, chèn ép xuống phần xương chậu và bàng quang, ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của phân. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây ra bệnh táo bón.
– Thứ hai, do tâm lý ngại vận động của nhiều chị em, có bầu là ngồi im một chỗ, không chịu vận động nên dẫn đến tình trạng táo bón, ruột không được kích thích hoạt động.
– Thứ ba, một số mẹ bầu bổ sung rất nhiều dưỡng chất để bồi bổ cho thai nhi, ăn toàn đồ bổ như thịt, cá, hải sản,… mà quên mất rằng mình phải ăn đủ chất xơ. Chất xơ giúp làm mềm phân, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
– Thứ tư, thói quen uống ít nước cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
– Thứ năm, do sự thay đổi hormone trong cơ thể dẫn đến tình trạng táo bón khi mang thai.
Biết được những nguyên nhân này, tin rằng mẹ bầu cũng sẽ nhanh chóng tìm ra cách để phòng ngừa và điều trị táo bón đúng không nào?
ĐỌC THÊM:Nguyên Nhân Gây Rối Loạn Tiêu Hóa Và Cách Phòng Tránh Kịp Thời
Táo bón khi mang thai có ảnh hưởng gì đến con không?
Chớ có coi thường tình trạng táo bón khi mang thai, bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi.
– Bệnh táo bón khiến cho tinh thần của mẹ bầu kém đi hẳn, bụng khó chịu dẫn đến chán ăn, không ăn được. Mẹ ăn ít thì đương nhiên bé sẽ dễ bị thiếu dinh dưỡng, chậm lớn, hệ miễn dịch kém hơn.
– Khi táo bón, không đi ngoài được, chất độc sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể, có thể sẽ lan truyền và ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
– Việc dùng sức mạnh mỗi lần đi đại tiện có thể sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu.
– Táo bón khi mang thai nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh đại tràng, trĩ, thậm chí là ung thư đại tràng.
Chính vì thế, khi mang bầu nếu xuất hiện tình trạng táo bón thì bạn cần phải tìm cách điều trị kịp thời nhé!
Cách phòng ngừa và trị táo bón khi mang thai
Mẹ nào đang bị táo bón khi mang thai hoặc muốn phòng ngừa tình trạng này thì có thể tham khảo những cách sau đây:
Cách 1: Uống nhiều nước
Uống nhiều nước làm tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời cũng thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Cơ thể đủ nước còn có thể làm mềm phân, giảm thiểu táo bón ở phụ nữ mang thai. Mỗi ngày, cơ thể nên bổ sung đủ từ 2 – 2,5 lít nước nhé!
Cách 2: Ăn nhiều chất xơ và vitamin
Thiếu chất xơ là một trong những sai lầm rất dễ mắc phải của mẹ bầu. Khi mang bầu, ai cũng mang một tâm lý lo sợ rằng con sẽ thiếu chất, không có đủ dinh dưỡng để phát triển. Vậy là các mẹ bổ sung đầy đủ các món ăn bổ dưỡng như thịt, cá, chân giò, thịt gà, hải sản,…nhưng quên mất rằng mình cũng cần phải ăn nhiều rau xanh. Thiếu rau xanh, cơ thể sẽ mất đi một lượng lớn chất xơ và vitamin, khoáng chất. Mà đây lại là những chất quan trọng với hệ tiêu hóa, có thể làm mềm phân và giúp phân di chuyển nhanh hơn.
Chính vì thế, mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung chất xơ từ rau xanh và hoa quả. Đặc biệt là các loại rau lá xanh như rau cải, rau ngót, rau lang,…. và các loại hoa quả mọng nước để tránh táo bón khi mang thai nhé!
ĐỌC THÊM:15 Loại Thực Phẩm Nhuận Tràng “Quét Sạch” Chứng Táo Bón
Cách 3: Cẩn thận với canxi và sắt bổ sung
Khi mang bầu, bác sĩ thường sẽ chỉ định bổ sung đủ canxi và sắt. Tuy nhiên, chỉ nên dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng nhiều hơn. Và nếu khi xuất hiện tình trạng táo bón thì nên xem xét đến việc giảm hoặc ngưng dùng thuốc một thời gian nhé! Tốt nhất, tất cả những trường hợp sử dụng thuốc phải có ý kiến của bác sĩ và bà bầu cần phải phản hồi tình trạng của mình khi dùng thuốc cho bác sĩ.
Cách 4: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Việc ăn quá nhiều trong một bữa ăn cũng có thể khiến phụ nữ mang thai dễ bị táo bón, khó tiêu. Nếu như mẹ thường xuyên đói thì nên chia nhỏ các bữa ăn, đừng tập trung ăn một lần quá no nhé!
Cách 5: Thường xuyên vận động
Nhiều mẹ bầu rất lười vận động khi mang bầu, sợ động thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm nhé. Trong quá trình mang bầu, mẹ nên chịu khó vận động nhẹ nhàng để khi sinh dễ dàng hơn. Đồng thời, nó cũng giảm tình trạng táo bón khi mang thai đi rất nhiều do ruột được kích thích hoạt động.
Cách 6: Sử dụng thuốc
Với những trường hợp táo bón nặng, có thể ảnh hưởng đến thai nhi thì cần phải sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nếu như qua 1 tuần mà tình trạng táo bón không được cải thiện nhé!
Để hỗ trợ giảm táo bón khi mang thai, mẹ bầu có thể tham khảo sản phẩm từ màng tinh chất gạo lứt – Dinh dưỡng F1 hoàn toàn từ cám gạo tự nhiên. Sản phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất để đẩy lùi táo bón mà không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé!!
SỐNG MẠNH KHỎE
Hotline: 0865265456
Website: https://songmanhkhoe.vn/
Email: Songmanhkhoe@gmail.com
Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội