Thời gian gần đây, Sống Mạnh Khỏe nhận được khá nhiều phản hồi của khách hàng hỏi tư vấn về bệnh huyết áp thấp. Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không? Biểu hiện như thế nào? Điều trị ra sao? Có trị được dứt điểm không? Đó là những câu hỏi chúng tôi thường gặp nhất. Để các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ tất tần tật những thông tin quan trọng về bệnh hạ huyết áp. Hy vọng rằng, với những thông tin này, cả nhà sẽ có thể phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả.
Mục lục
Bệnh huyết áp thấp là gì?
Chúng ta thường thấy bác sĩ dùng một chiếc máy đo và đọc chỉ số huyết áp. Sau đó kết luận bạn có bị huyết áp thấp hay không? Vậy chính xác, căn bệnh này là gì?
Huyết áp là áp lực trong lòng mạch mà tim có thể vượt qua để bơm máu ra hệ tuần hoàn. Bất kỳ sự thay đổi nào của huyết áp cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Để xác định tình trạng của huyết áp, người ta dựa vào hai chỉ số. Đầu tiên là huyết áp tâm thu – áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đẩy máu. Thứ hai là huyết áp tâm trương – áp lực trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần co bóp. Với một người bình thường, chỉ số huyết áp thường là 120/80 mmHg. Một người được coi là huyết áp thấp khi có chỉ số huyết áp thấp hơn 90/60 mmHg
Với một người khỏe mạnh bình thường, khi hoạt động quá nhiều, cơ thể quá đói hoặc đi trời nắng có thể sẽ bị huyết áp thấp. Nếu tình trạng này không thường xuyên thì bạn không cần quá lo lắng. Đó chỉ là trạng thái nhất thời của cơ thể mà không phải bệnh. Khi tình trạng kéo dài, bạn nên đến các cơ sở y tế khám. Nếu bị chẩn đoán bệnh huyết áp thấp thì bạn cần hết sức lưu ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Biểu hiện của bệnh huyết áp thấp
Đa số những người mắc bệnh huyết áp đều không có những dấu hiệu rõ ràng. Hơn nữa, những dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Vì thế, hầu hết mọi người đều phát hiện bệnh trong các trường hợp đã chuyển biến nguy hiểm. Vậy nên, để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, bạn nên để ý những biểu hiện sau:
– Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
– Tim đập nhanh, nhịp tim không đều
– Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng
– Buồn nôn
– Cảm giác hồi hộp, đỏ mặt
– Đau đầu nhẹ
– Ngất xỉu
– Khát nước thường xuyên
Như đã nói, các biểu hiện này thường không rõ ràng nên rất khó để nhận biết. Với những người có tiền sử gia đình bị huyết áp thấp thì cách nhận biết tốt nhất là sử dụng máy đo huyết áp.
ĐỌC THÊM: Không Chủ Quan Với 10 Triệu Chứng Điển Hình Của Bệnh Huyết Áp Thấp
Nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp thấp
Bệnh huyết áp thấp do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết là những nguyên nhân khá mơ hồ và xuất phát từ nhiều nguyên căn. Tổng hợp lại, sẽ có một số nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp như sau:
– Thiếu máu: Thiếu máu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra huyết áp thấp. Có thể do chế độ ăn uống không điều độ, thiếu chất dinh dưỡng gây ra.
– Mất nước: Do làm việc dưới trời nắng, toát nhiều mồ hôi, tiêu chảy, nôn ói dẫn đến mất nước đột ngột trong cơ thể. Nếu không được bổ sung kịp thời thì hệ quả tất yếu là tụt huyết áp.
– Mất máu: Do tai nạn, phẫu thuật, viêm loét, kinh nguyệt dẫn đến mất một lượng máu lớn trong thời gian ngắn và hạ huyết áp.
– Di truyền: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh về huyết áp thì rất dễ mắc bệnh.
– Bệnh tim mạch: Huyết áp và tim mạch có mối liên hệ trực tiếp với nhau nên những người bị bệnh tim mạch dễ mắc bệnh liên quan đến huyết áp. Đặc biệt là những người bị viêm cơ tim, thiếu máu cơ tim, suy tim, hẹp van tim.
– Mang thai: Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ thường bị tụt huyết áp, đặc biệt là trong 6 tháng đầu.
– Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng một số loại thuốc Tây có thể có tác dụng phụ là hạ huyết áp.
– Nguyên nhân khác: rối loạn chức năng thụ thể cảm áp, bệnh gan thận, nhiễm trùng máu, sốc phản vệ,….
Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Rất nhiều người vẫn coi thường sự nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp. Về cơ bản, nếu người bị hạ huyết áp không có triệu chứng gì bất thường thì nó sẽ không gây nguy hiểm trước mắt. Nhưng về lâu về dài thì căn bệnh này tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hại cho sức khỏe.
Thứ nhất, huyết áp thấp gắn liền với căn bệnh Alzheimer – mất trí nhớ. Người bị tụt huyết áp trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ cao hơn 2 lần so với người bình thường.
Thứ hai, hạ huyết áp làm thay đổi nhịp tim nhanh chóng, nhẹ thì gây choáng, ngất. Nặng hơn, người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Thứ ba, nguy hiểm nhất là với những người làm việc trong môi trường đặc thù. Người đang lái xe, người làm việc trên cao nếu bị hạ huyết áp có thể mất đi tính mạng bất cứ lúc nào.
Vì thế, đừng coi thường bệnh huyết áp thấp!
ĐỌC THÊM: Hạ Huyết Áp Có Thể Đe Dọa Đến Tính Mạng Vì Biến Chứng Nguy Hiểm
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh hạ huyết áp
Duy trì chế độ tập luyện đều đặn
Vì bệnh huyết áp thấp rất khó xác định nguyên nhân nên việc phòng ngừa và điều trị chủ yếu là do thay đổi lối sống, ăn uống và thói quen sinh hoạt. Việc đầu tiên là bắt đầu tập thể dục đều đặn và đúng cách. Thế nào là đều đặn? Tập luyện hằng ngày, không ngắt quãng, chọn một khung thời gian cố định trong ngày để tập. Thông thường, buổi sáng sớm và chiều tối sẽ là thời gian lý tưởng nhất. Thế nào là tập đúng cách? Bạn nên chọn những môn tập phù hợp với thể trạng sức khỏe. Nếu tuổi cao, hãy chọn tập dưỡng sinh, đi bộ thay vì bơi lội, bóng chuyền,…
Thực hiện chế độ ăn uống điều độ, đủ chất
Thiếu chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân lớn gây ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Nó gián tiếp gây ra bệnh huyết áp thấp. Vậy nên, bạn cần duy trì chế độ ăn uống đủ bữa, đủ chất. Tuyệt đối không thực hiện chế độ ăn kiêng nếu như bạn bị huyết áp thấp. Ngoài ra, có ba điểm cần lưu ý trong chế độ ăn uống như sau:
– Bổ sung thêm nhiều chất xơ và vitamin qua các loại rau xanh, hoa quả
– Ăn mặn hơn trong một khoảng thời gian nhất định để tăng huyết áp
– Uống nhiều nước để cơ thể đủ nước thanh lọc cơ thể
Rèn luyện lối sống lành mạnh
Với những người bị bệnh huyết áp thấp cần duy trì lối sống lành mạnh. Đó là: hạn chế rượu bia, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, không sử dụng các loại chất kích thích. Thường xuyên mỉm cười, giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, không xúc động, không kích động.
Điều trị huyết áp thấp bằng thuốc Tây Y
Với những trường hợp bệnh nhân huyết áp thấp có kèm theo các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, suy thận, gan,… thì sẽ điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Ngoài ra, những người thường xuyên bị tụt huyết áp gây nguy hiểm thì bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc hạ huyết áp nhanh để sử dụng trong tình huống nguy cấp. Nhưng việc dùng thuốc này không phải cách điều trị lâu dài.
Điều trị bệnh bằng cách sử dụng dinh dưỡng F1
Dinh dưỡng F1 được làm từ màng gạo lứt cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có tới 9 loại chất cực kỳ tinh túy và chỉ có duy nhất tại màng gạo lứt như vitamin E, B6, polyphenol, oryzanol, hợp chất photpho, magie, kẽm, … là những chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Trong màng gạo lứt cũng có tới hơn 120 chất chống oxy hóa, phòng ngừa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây bệnh ung thư.
Các chất này có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, phòng ngừa bệnh tim mạch cũng như nguy cơ đột quỵ. Nó còn có khả năng ổn định huyết áp và đường huyết trong cơ thể.
ĐỌC THÊM: Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt – thực phẩm “quý hơn vàng” cho cơ thể
Liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ sau để được tư vấn trực tiếp về sản phẩm Dinh dưỡng F1:
SỐNG MẠNH KHỎE
Hotline: 0865265456
Website: https://songmanhkhoe.vn/
Email: Songmanhkhoe.vn@gmail.com
Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội