0865.265.456

Gạo là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt là ở Việt Nam và những nước Đông Nam Á. Trước đây, đa số đều sử dụng gạo trắng trong bữa ăn. Nhưng thời gian gần đây, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gạo lứt tốt hơn gạo trắng. Thế nên, người dân đổ xô đi mua gạo lứt về ăn, thay gạo trắng bằng gạo lứt. Làm như vậy, nhưng bạn đã thực sự hiểu gạo lứt là gì chưa? Công dụng của nó là gì? Sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả? Bạn đã tìm hiểu những điều đó chưa hay chỉ ăn gạo lứt theo những lời “đồn đại”.

Nếu chưa thực sự hiểu bản chất của gạo lứt, hãy đọc ngay bài viết này để biết được tất tần tật những thông tin quan trọng nhất về gạo lứt nhé!

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là một trong những thực phẩm được xếp Top đầu về giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe. Nó là hạt gạo chỉ được bỏ đi lớp chấu bên ngoài mà vẫn giữ được phần màng cám bên trong. Để dễ hiểu hơn, bạn có thể nghiên cứu về thành phần của hạt gạo. Cấu tạo của một hạt gạo gồm 3 phần chính: phần vỏ trấu bên ngoài, lớp màng mỏng ở giữa và hạt gạo trắng bên trong. Phần hạt gạo chiếm tới 93% trọng lượng của hạt gạo nhưng lại chỉ có 35% chất dinh dưỡng. Trong khi đó, phần màng mỏng ở giữa chỉ có 7% trọng lượng hạt gạo nhưng lại có tới 65% chất dinh dưỡng.

Gạo lứt là gì? Có tác dụng chữa bệnh không?

Nhận tư vấn miễn phí 

Hạt gạo trắng thông thường chúng ta ăn đã được bỏ đi lớp chấu và lớp màng mỏng ở giữa. Vì thế, nó không còn nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể nữa. Vậy nên, để lấy lại phần chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong hạt gạo, người ta mới dùng hạt gạo lứt. Đó là hạt gạo có cả phần màng mỏng ở giữa – nơi chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. 

Gạo lứt có tốt không?

Có chứ! Gạo lứt phải thực sự tốt thì mới được nhiều người sử dụng đến thế. Mặc dù giá thành của nó đắt hơn nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng. Trong gạo lứt có 9 loại chất cực kỳ tinh túy và chỉ có duy nhất tại màng gạo lứt như vitamin E, B6, polyphenol, oryzanol, hợp chất photpho, magie, kẽm, … Đó đều là những chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp và đặc biệt là có tác dụng chống ung thư cực tốt. Điều tuyệt vời hơn là, trong màng gạo lứt có tới hơn 120 chất chống oxy hóa, đào thải những chất dư thừa, những gốc tự do trong cơ thể.

Gạo lứt ăn rất cứng, cần phải nấu lâu mới chín, nhai kỹ. Bởi vậy, người sử dụng phải nhai từ từ, không thể ăn nhanh nên tiêu thụ ít hơn, cảm giác no lâu hơn. Loại ngũ cốc này cũng có một số thành phần giúp làm giảm cholesterol, giúp giảm cân.

Cơm gạo lứt có tác dụng gì

Nhận tư vấn miễn phí

Trong các loại lúa gạo khác, chất béo chỉ có từ 2 – 3% nhưng trong màng gạo lứt thì hàm lượng chất béo lên đến 20%. Hơn thế, đây đều là những chất béo cân đối và có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng chất xơ trong màng gạo lứt có tới 25%, trong đó có 5% hàm lượng chất xơ dễ hòa tan.

Chất xơ trong gạo lứt có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Với người bị đái tháo đường, chất xơ giống như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn. Nó cản trở và giúp họ kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt sau khi ăn. 

Theo các nghiên cứu trên thế giới, màng của tinh chất gạo lứt là một trong những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất, đứng đầu bảng trong 28 loại thực phẩm bổ sung chất chống oxy hóa cho người bệnh.

ĐỌC THÊM: 5 công dụng của gạo lứt đối với cơ thể mà bạn không thể bỏ qua

Chuyên gia nói gì về gạo lứt?

Trong gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho cơ thể. Thế nhưng, nhiều người đang lạm dụng gạo lứt. Hoặc đang sử dụng không đúng cách dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn. 

Bác sĩ khuyên ăn gạo lứt như thế nào

– Thứ nhất, chuyên gia khuyên rằng không nên dùng gạo lứt thay cho cơm trắng. Chỉ nên sử dụng gạo lứt từ 2 – 3 lần trong một tuần. Đối với những người thể trạng quá yếu, phụ nữ mang thai thì không nên ăn gạo lứt vì sẽ gây thiếu chất.

– Gạo lứt rất cứng nên cần phải nấu trong vòng 10 – 36 tiếng để loại bỏ bớt độc tố. Khi nấu cũng cần cho nhiều nước hơn các loại gạo khác.

– Ăn gạo lứt cần phải nhai thật kỹ và ăn thật chậm. Thường với một thìa gạo lứt nên nhai 50 lần, nhai chậm để tránh tình trạng đau bụng, táo bón.

– Chỉ nên dùng gạo lứt làm thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, nó không có tác dụng thay thế thuốc.

– Phần chất dinh dưỡng tốt nhất có trong gạo lứt không nằm ở hạt gạo mà nằm ở màng gạo. Phần màng này mặc dù rất nhỏ nhưng lại có công dụng vô cùng lớn. Chính vì thế, bạn nên sử dụng TINH CHẤT TỪ MÀNG GẠO LỨT để có hiệu quả tốt nhất. Điều này giúp bạn không mất công sức chế biến gạo lứt. Hơn nữa, tinh bột gạo lứt rất dễ ăn, dễ sử dụng, không tốn thời gian, công sức. Đặc biệt, một thìa tinh bột gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng tương đương 1kg hạt gạo lứt nguyên.

Tinh chất từ màng gạo lứt – dinh dưỡng F1 có những công dụng gì?

– Hỗ trợ ổn định và giảm đường huyết hiệu quả ở những người bệnh đái tháo đường type I và type II. 

– Giúp cho xương chắc khỏe, dẻo dai, đẩy lùi những bệnh về cơ xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương khi về già.

– Cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi, giải độc cho gan, cải thiện sự tái tạo tế bào gan.

– Phòng chống và đẩy lùi tác hại của gốc tự do – nguyên nhân chính của các căn bệnh ung thư.

– Làm dễ chịu đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa.

– Bổ sung dưỡng chất cho da, chống nắng và làm trắng da vô cùng hiệu quả.

Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt

Đăng ký mua

ĐỌC THÊM: Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt – thực phẩm “quý hơn vàng” cho cơ thể

Hy vọng rằng, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu Gạo lứt là gì? Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần thêm bất cứ thông tin gì về gạo lứt!

SỐNG MẠNH KHỎE

Hotline: 0865.265.456

Website: https://songmanhkhoe.vn/

Email: Songmanhkhoe@gmail.com

Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *