Bác Nguyễn Thị K. ngụ tại Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh đã có lời chia sẻ đầy xót xa về căn bệnh tiểu đường – căn bệnh có thể kết án “chung thân” đối với một người vốn khỏe mạnh. Bác K. vừa mới phải cắt cụt một bên chân do hoại tử nặng vì thường xuyên ngâm nước bằng nước nóng với lá trầu không. Ngâm chân nước nóng vốn là chuyện tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, trớ trêu thay, Bác K. lại mắc bệnh tiểu đường mà không hay biết dẫn tới những biến chứng khôn lường. Bác không kiềm lòng được mà rơi nước mắt: “Giá như tôi biết đến các triệu chứng của bệnh tiểu đường sớm hơn…!”
Xem thêm:
> Bác Sĩ Chuyên Khoa Chỉ Ra 5 Dấu Hiệu Tiểu Đường Ở Giai Đoạn Sớm
> Tất Tần Tật Về Bệnh Tiểu Đường Ai Cũng Cần Biết
> Giải pháp giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Mục lục
Bệnh tiểu đường có thực sự nguy hiểm như thế không?
Có lẽ nhiều người vẫn chưa tin về mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Bởi vì tiểu đường đơn giản chỉ là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để chuyển hóa đường đi nuôi các tế bào trong cơ thể. Nếu chỉ có vậy, thì tiểu đường trong mắt nhiều người cũng không quá nguy hiểm.
Thế nhưng, căn bệnh ác quái này lại có những biến chứng rất nguy hiểm, có thể lấy đi tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Nếu như không biết về các triệu chứng của bệnh tiểu đường để phát hiện bệnh thì xác suất có biến chứng là rất cao.
Tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa
Đa số người bệnh tiểu đường đều không hiểu hết được mức độ trầm trọng của căn bệnh mình đang mắc phải. Người bệnh có thể mắc các bệnh lý võng mạc do glucose trong máu và cholesterol cao. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến giảm thị lực, lâu ngày sẽ gây mù lòa.
Nguy cơ nhiễm trùng máu cao
Nồng độ đường trong máu quá cao tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho các loại vi khuẩn phát triển. Sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, chỉ cần những vết thương nhỏ hoặc sự xâm nhập của một vài con vi khuẩn nhỏ cũng có thể khiến bạn bị nhiễm trùng, loét vết thương. Tình trạng này thường kéo dài, rất khó điều trị.
Bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị suy thận
Các mạch máu ở thận dễ bị tổn thương khi nồng độ đường trong máu quá cao. Do đó, khả năng bài tiết của thận cũng kém hơn, chức năng thận suy giảm. Nặng hơn nữa là dẫn đến suy thận vĩnh viễn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị suy thận cao gấp đôi người bình thường.
Cụt chân do biến chứng của tiểu đường
Đa số những người bị tiểu đường đều không có cảm giác tốt ở bàn chân. Họ có thể xuất hiện các vết thương ở chân mà không biết. Cộng với khả năng nhiễm trùng rất cao nên các vết thương, vết xước nếu không được xử lý kịp thời có thể gây hoại tử và buộc phải cắt đi bàn chân. Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường rất phổ biến nhưng lại không được nhiều bệnh nhân chú ý. Trường hợp của Bác K. kể trên là một minh chứng điển hình vì không nhận ra các triệu chứng của bệnh tiểu đường dẫn tới chủ quan, để biến chứng xảy ra.
Nhận biết các triệu chứng của bệnh tiểu đường sẽ phòng ngừa bệnh tốt hơn
Trước những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị của bệnh tiểu đường, mọi người cũng không cần quá hoang mang. Vì chỉ cần ta nhận biết được các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa những biến chứng này.
Dưới đây là 5 dấu hiệu điển hình để nhận biết bệnh tiểu đường bạn cần lưu ý:
1. Đi tiểu nhiều hơn bình thường là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường
Khi lượng đường trong máu tăng quá cao mà không được hấp thụ, cơ thể sẽ tìm cách loại bỏ chúng. Và việc loại bỏ đường đi theo đường nước tiểu chính là cách tốt nhất mà cơ thể có thể làm. Do đó, một người bình thường sẽ đi tiểu từ 4 – 7 lần trong một ngày. Nhưng với bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, tần suất đi tiểu lên đến hơn 10 lần.
Hơn nữa, khi đi tiểu nhiều, cơ thể sẽ bị mất nước và rất khát nước. Khát nước dẫn tới uống nhiều nước, mà uống nhiều nước thì lại đi tiểu nhiều. Vậy nên, đi kèm với triệu chứng đi tiểu, khát nước cũng là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường mà bạn cần lưu ý.
2. Tê bì tay chân
Các mạch máu xung quanh dây thần kinh ở tay và chân có thể bị ảnh hưởng nặng do sự gia tăng không ngừng của đường trong máu. Đây chính là lý do khiến người bệnh cảm thấy nóng ran tay chân, thường xuyên bị tê bì, sưng phồng. Ngoài ra, họ cũng cảm thấy rất ngứa, khó chịu và bức bối tay chân.
3. Thường xuyên thấy thèm ăn, liên tục đói
Lý giải cho tình trạng này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Khi thức ăn đi vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành glucose. Các tế bào sẽ sử dụng glucose này làm nguồn năng lượng để thực hiện các chức năng, hoạt động của mình. Nhưng khi mắc bệnh tiểu đường thì cơ thể sẽ không có phản ứng với insulin hoặc không tiết ra đủ insulin để chuyển hóa đường. Do vậy, lượng đường sẽ nằm lại trong máu, còn tế bào thì liên tục “kêu đói” vì không đủ glucose. Đấy là lý do người bệnh luôn có cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là “ăn ngọt” sau khi vừa mới ăn cơm xong.
4. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm cả mờ mắt
Mờ mắt là một trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường rất điển hình. Do lượng đường trong máu tăng vọt khiến cho thủy tinh thể bị sưng. Từ đó, khả năng nhìn kém đi. Nếu vẫn không phát hiện ra bệnh, nồng độ đường trong máu không được kiểm soát thì sẽ dẫn đến tình trạng mù lòa.
5. Mệt mỏi và uể oải đều là các triệu chứng của bệnh tiểu đường
Dấu hiệu bệnh tiểu đường này có thể không rõ ràng. Vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi. Thế nhưng, nếu bạn ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý mà vẫn thấy cơ thể mệt, thiếu sức sống thì nên đi kiểm tra đường huyết ngay. Vì có khả năng lượng đường trong máu quá cao khiến bạn trở nên uể oải đấy!
Trên đây chỉ là những dấu hiệu nhận biết thông thường để phát hiện bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để kiểm tra chính xác rằng bạn có đang mắc tiểu đường không, hãy đến các cơ sở y tế để được đo đường huyết và kết luận chính xác nhé!
Phải làm gì khi bạn có các triệu chứng của bệnh tiểu đường?
Đừng quá hoang mang nếu như bác sĩ nói rằng bạn đang mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường không quá nguy hiểm, chỉ những biến chứng của nó mới thực sự nguy hiểm. Vậy nên, việc chúng ta cần làm là kiểm soát nguy cơ xảy ra biến chứng này.
Mặc dù không có thuốc đặc trị tiểu đường, nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát nồng độ đường trong máu và “chung sống khỏe mạnh” cùng với bệnh nếu như biết những bí quyết sau đây:
1. Ăn uống khoa học
Với bệnh nhân tiểu đường, chế độ ăn uống được đặt lên hàng đầu:
– Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên ăn ít cơm trắng nhưng không có nghĩa là kiêng hoàn toàn. Mỗi bữa cơm, bạn có thể sử dụng khoảng lưng chén cơm và không ăn thêm các chế phẩm có tinh bột như: bún, miến, bánh mì,… Nếu có thể, hãy thay thế cơm bữa sáng và bữa tối bằng khoai lang và các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, đậu đỏ, đậu đen,… Nên nhớ rằng, nhịn ăn không hề tốt cho bệnh tiểu đường vì cơ thể luôn cần nạp đủ năng lượng.
– Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và hạn chế đến mức tối đa thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn quá nhiều dầu mỡ. Không chỉ người tiểu đường, chế độ ăn này cũng rất tốt đối với người bình thường.
– Nói không với rượu bia, chất kích thích và đồ uống có ga và nên uống nhiều hơn nước lọc, nước ép hoa quả.
– Đồ ăn từ cá tươi, cá hồi, cá thu luôn được ưu tiên nhiều hơn các loại thịt đỏ như thịt bò.
– Hạn chế tối đa đồ ăn ngọt, đặc biệt là bánh kẹo có chứa đường hóa học vào buổi tối.
– Thường xuyên theo dõi sát sao các triệu chứng của bệnh tiểu đường để phát hiện bệnh và thay đổi chế độ ăn hợp lý.
2. Thể dục đều đặn
Bên cạnh việc ăn uống thì tập thể dục đều đặn cũng rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Các bài tập vận động nhẹ nhàng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối sẽ làm tăng sức đề kháng, diệt vi khuẩn, sản sinh vi khuẩn có lợi để chống lại những biến chứng của bệnh tiểu đường.
Việc tập thể dục cũng hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp, tim mạch – những bệnh có thể lợi dụng bệnh tiểu đường để phát triển.
3. Sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ
Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất đa dạng và phong phú. Thế nhưng, cần cân nhắc và tìm hiểu về xuất xứ, thành phần và công dụng thực sự của nó. Để bệnh nhân yên tâm sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm đường huyết, chúng tôi xin giới thiệu sản phẩm Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt của Trung tâm phục hồi sức khỏe Bellrings.
Về thành phần
Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt được làm từ tinh chất gạo lứt và men bia. Chắc hẳn, bạn đã từng nghe về việc ăn gạo lứt cực kỳ tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Thế nhưng, nếu như tìm hiểu sâu, bạn sẽ biết rằng thành phần tốt nhất của gạo lứt không phải là hạt gạo mà là màng hạt gạo. Chúng tôi đã chiết xuất riêng phần màng hạt gạo và làm ra sản phẩm dinh dưỡng F1 đầy giá trị.
Xem thêm: Màng tinh chất gạo lứt là gì
Về công dụng
Dinh dưỡng F1 có công dụng chính là bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trong đó, đặc biệt có nhiều chất xơ và các loại vitamin cực tốt cho việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường. Ngoài ra, nó còn thực sự có ý nghĩa đối với việc phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường như tim mạch, huyết áp và phòng chống ung thư hiệu quả.
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại và địa chỉ nhận hàng để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Freeship cho đơn hàng từ 550.000đ. Xin cảm ơn!
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt của chúng tôi, bạn đọc vui lòng xem và đặt mua TẠI ĐÂY!
Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất:
SỐNG MẠNH KHỎE
Hotline: 0865265456
Website: https://songmanhkhoe.vn/
Email: Songmanhkhoe@gmail.com
Fanpage: Sống Mạnh Khỏe
Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoại và địa chỉ nhận hàng để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Freeship cho đơn hàng từ 550.000đ. Xin cảm ơn!