Thể loại: Bệnh Tiểu Đường

Mẹo Hay: Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tiểu Đường Từ Thay Đổi Bàn Chân

    Cách đây vài tháng, Chị Nguyễn Thị Định, sinh năm 1984, quê ở Đồng Tháp không may bị lưỡi cưa quẹt vào chân. Vết thương nhỏ chỉ gây trầy xước và chảy chút máu. Chị không lo ngại gì và băng bó vết thương như bình thường. Sau đó, khoảng 1 tuần, vết thương của chị không những không lành mà còn bắt đầu có dấu hiệu hoại tử, nhiễm trùng nặng. Tâm trạng lo lắng không thôi, chị đến bệnh viện Chợ Rẫy để thăm khám và phát hiện ra bệnh tiểu đường trong người. Các bác sĩ đã phải cắt đi đôi chân để bảo toàn tính mạng cho chị Định. Tại đây, các bác sĩ cũng chia sẻ về những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường từ những thay đổi ở bàn chân.

Hy vọng rằng, những lời chia sẻ của bác sĩ có thể giúp bệnh nhân nhận ra bệnh sớm hơn để tránh những hậu quả đáng tiếc như trường hợp của chị Định kể trên.

Xem thêm:

Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra 5 dấu hiệu tiểu đường ở giai đoạn sớm

Tất tần tật về bệnh tiểu đường ai cũng cần biết

Giá như tôi biết đến các triệu chứng của bệnh tiểu đường sớm hơn

Bệnh tiểu đường là gì?

Hiểu một cách đơn giản, bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Cơ thể không thể sản sinh ra insulin hoặc không có phản ứng với insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng đi nuôi tế bào. Lượng đường tích trữ trong máu quá cao, trong thời gian dài gây ra bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm.

Tại sao bệnh tiểu đường lại nguy hiểm?

Thực chất, bệnh tiểu đường không nguy hiểm vì lượng đường quá cao mà nó nguy hiểm vì những biến chứng do đường huyết cao. Mặc dù không khó để tìm hiểu về những dấu hiệu bị tiểu đường nhưng vẫn có nhiều trường hợp để bệnh biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, một bệnh nhân tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng sau:

Cụt chân do hoại tử

Nếu đã từng tìm hiểu về bệnh tiểu đường, chắc hẳn bạn sẽ nghe rất nhiều trường hợp phải cắt bỏ chân do hoại tử, nhiễm trùng. Nguyên nhân là do người tiểu đường không có được cảm giác tốt nhất đối với bàn chân của mình. Theo đó, họ không cảm nhận được các vết trầy xước, chảy máu, thậm chí không cảm nhận được đau khi đã nhiễm trùng, hoại tử. Hơn nữa, lượng đường trong máu cao khiến khả năng liền vết thương rất thấp, người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng. Khi đã phát hiện thì bệnh đã nguy hiểm, thường phải cắt bỏ chân để bảo vệ tính mạng.

Mù lòa

Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường là mờ mắt. Nếu như có dấu hiệu này mà không điều chỉnh lượng đường huyết kịp thời thì sẽ gây ra mù lòa. Lượng đường huyết cao dẫn đến tổn thương võng mạc, làm ảnh hưởng đến thủy tinh thể của mắt. Và mù lòa sẽ chỉ là chuyện sớm – muộn nếu không chữa trị kịp thời.

Suy thận

Ít ai biết rằng, người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị suy thận cao gấp đôi người bình thường. Do lượng đường trong máu cao gây tổn thương đến các vi mạch của thận, khiến khả năng bài tiết bị kém đi. Suy giảm chức năng của thận lâu ngày sẽ dẫn đến suy thận mãn tính, rất khó điều trị.

Nhiễm trùng

Lượng đường trong máu không được chuyển hóa chính là môi trường thuận lợi nhất để các loại vi khuẩn phát triển. Chúng nhanh chóng gây ra các vết nhiễm trùng từ những vết thương nhỏ ngoài ra cũng như các vết loét của nội tạng. Điển hình nhất là nhiễm trùng máu, nhiễm trùng răng lợi và nhiễm trùng đường tiết niệu. Một khi đã xuất hiện biến chứng nhiễm trùng, tình trạng của người bệnh là cực kỳ nguy hiểm.

Hôn mê sâu

Khi lượng đường huyết tăng cao đột ngột ở một thời điểm nào đó sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê sâu. Đây là biến chứng nặng nhất và rất dễ tử vong nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời. Và đột tử do tiểu đường là hoàn toàn có thể xảy ra trong trường hợp này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường từ những thay đổi của bàn chân

Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường. Thế nhưng, chỉ cần chịu khó quan sát những dấu hiệu thay đổi nhỏ ở bàn chân, bạn đã có thể đoán về khả năng mắc bệnh tiểu đường của mình. Có 4 mẹo để nhận biết bệnh từ thay đổi của bàn chân như sau:

1. Xuất hiện các vết loét ở bàn chân là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường dễ nhất

Bàn chân nếu không gặp phải những tác động từ bên ngoài thì sẽ không thể bị loét. Hoặc nếu không bị cắt, xước, đâm từ vật nhọn cũng sẽ không bị loét. Nhưng nếu một ngày, bạn chợt thấy bàn chân của mình có những vết loét từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều mà trước đó không hề bị thương. Vậy thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để đo đường huyết và phát hiện bệnh tiểu đường.

Vết loét bàn chân là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường điển hình mà người bệnh dễ dàng nhận ra.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thông qua hình dáng ngón chân

Ngón chân có hình dạng thon tròn ở đầu ngón và cuối ngón, phình to ở giữa như quả dưa chuột chính là cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Rất có thể bạn đang trong giai đoạn tiền tiểu đường mà không hề biết. Vậy nên, nếu có dấu hiệu này thì bạn nên theo dõi đường huyết thường xuyên và để ý nhiều hơn đến những triệu chứng tiểu đường khác.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thông qua màu sắc chân

Ngón chân hoặc bàn chân đột ngột trắng bất thường hơn các bộ phận khác trên cơ thể sẽ cảnh báo 2 bệnh: một là bệnh gan, hai là bệnh tiểu đường. Cho dù là bệnh gì thì bạn cũng nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra ngay vì đây đều là bệnh nguy hiểm, cần chữa trị ngay. Đây không phải là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường rõ ràng nhưng nếu thường xuyên để ý, bạn sẽ nhận ra ngay.

4. Di chuyển khó khăn

Khi lượng đường trong máu tăng cao thì các mạch máu ở chân rất dễ bị tắc nghẽn. Khi máu không được lưu thông sẽ dẫn đến tình trạng đau mỏi chân. Nếu đi bộ một quãng đường dài, bạn sẽ đau mỏi khó đi và đi khập khiễng. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn sẽ chuyển sang giai đoạn “nghỉ ngơi vẫn đau”. Tức là bàn chân đau nhức cả ngày lẫn đêm cho dù bạn hoàn toàn nghỉ ngơi, không đi lại.

5. Những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường khác

Bên cạnh những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường từ bàn chân, bạn cũng có thể nhận biết bệnh tiểu đường thông qua những dấu hiệu khác như: xuất hiện các vùng da sạm đen ở gáy, nách, thường xuyên bị ngứa da, vết thương lâu khỏi, đi tiểu nhiều, khát nước, sút cân, thường xuyên bị đói,… Nếu thấy 2 đến 3 triệu chứng kết hợp thì bạn nên đi khám ngay lập tức để tránh những biến chứng nặng của bệnh.

2 Nguyên tắc nhất định phải nhớ để phòng tránh và điều trị tiểu đường

Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, bạn nên đi đo đường huyết để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng theo phác đồ của bác sĩ. Thế nhưng, bạn vẫn phải nhớ 2 nguyên tắc “bất thành văn” sau đây:

Nguyên tắc 1: Chế độ ăn uống hợp lý là liều thuốc tốt nhất

Bạn biết đấy, không hề có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hẳn bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh mãn tính, không thể chữa dứt điểm. Bạn có thể kiểm soát đường huyết và kiềm chế bệnh nhờ vào một số loại thuốc. Tuy nhiên, phương thuốc tốt nhất vẫn là chế độ ăn uống khoa học. Bệnh nhân tiểu đường nên:

– Ăn nhiều rau xanh, chất xơ thay vì chất béo.

– Ăn nhiều cá, trứng thay vì các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt mỡ.

– Ăn nhiều hoa quả chứa đường tự nhiên thay vì bánh kẹo có đường nhân tạo.

– Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt như khoai lang, đậu đỏ, đậu đen, gạo lứt,… thay vì gạo trắng, bún, miến, bánh mì,…

– Ăn nhiều thực phẩm tươi sống hơn là đồ hộp, thực phẩm đông lạnh đã qua chế biến.

– Uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả thay vì nước ngọt, nước có ga, đồ có cồn,…

Nguyên tắc 2: Sử dụng thực phẩm chức năng phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng

Nếu tiểu đường nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc hạn chế đường huyết. Tuy nhiên, uống thuốc thời gian dài không phải phương pháp khả thi nhất. Vì vậy, nếu có thể thì bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ. Chúng tôi xin giới thiệu sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đã được kiểm nghiệm và nhiều bệnh nhân tin dùng – Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt.

Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt được làm từ phần màng gạo lứt – nơi chứa nhiều dưỡng chất nhất trong hạt gạo. Phần màng này có cực kỳ nhiều chất xơ, vitamin, kali, photpho, magie có lợi cho cơ thể. Phần chất xơ này cực kỳ tốt cho bệnh nhân tiểu đường, có thể kích thích tuyến tụy sản sinh insulin để giảm đường huyết trong máu. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất đạm, chất béo bão hòa và protein có lợi cho cơ thể với liều lượng vừa phải. Đây là sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp nhất cho bệnh nhân tiểu đường, có thể thay thế các bữa ăn phụ trong ngày. Đặc biệt, nó có hơn 120 chất kháng oxy hóa cực tốt, có thể phòng ngừa ung thư và những căn bệnh nguy hiểm như huyết áp, tim mạch.

Xem thêm về Dinh dưỡng F1 từ màng tinh chất gạo lứt TẠI ĐÂY!

ĐẶT HÀNG NHANH Tư vấn miễn phí

Ngoài ra, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng muốn tìm hiểu về sản phẩm thông qua địa chỉ sau:

SỐNG MẠNH KHỎE

Hotline: 0865.265.456

Website: https://songmanhkhoe.vn/

Email: Songmanhkhoe@gmail.com

Fanpage: Sống Mạnh Khỏe

Văn phòng: Tòa nhà C2, Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Dinh dưỡng F1 từ tinh chất gạo lứt - thực phẩm “quý hơn vàng” cho cơ thể 250,000 

Bạn vui lòng nhập đúng số điện thoạiđịa chỉ nhận hàng để chúng tôi sẽ gọi xác nhận đơn hàng trước khi giao hàng. Freeship cho đơn hàng từ 550.000đ. Xin cảm ơn!

Share